ROE LÀ GÌ? CÁCH TÍNH VÀ ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ NHẤT

9 mn read

ROE là một chỉ số tài chính mà các nhà đầu tư sử dụng để đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của một công ty. Vậy ROE là gì? Cách tính và ứng dụng hiệu quả nhất của ROE? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

ROE là gì? Cách tính và ứng dụng hiệu quả nhất
ROE là gì? Cách tính và ứng dụng hiệu quả nhất

Chỉ số ROE là gì? 

ROE là viết tắt của Return On Equity – nghĩa là “lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu”. Hay nói cách khác, ROE thể hiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ được đo lường thông qua 2 biến số đó là lợi nhuận sau thuế và chỉ tiêu vốn. Hay nói một cách khách ROE là đo lường tỷ số sinh lời trên số tiền đã đầu tư ban đầu. 

ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Vì chỉ số này không chỉ được sử dụng để đánh giá mức độ sử dụng vốn của doanh nghiệp mà còn có thể hỗ trợ nhà đầu tư so sánh, nhận biết lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp so với những công ty đối thủ cùng ngành kinh doanh. Từ đó, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua cổ phiếu của công ty hay không. 

Có thể bạn chưa biết: Vốn chủ sở hữu là gì?

Cách tính chỉ số ROE 

Cách tính ROE dựa trên báo cáo tài chính 

ROE là gì? Cách tính ROE dựa trên báo cáo tài chính 
Cách tính ROE dựa trên báo cáo tài chính 

Ta có công thức ROE như sau: 

Công thức tính ROE

Trong đó:  

  • Lợi nhuận sau thuế (Earring): Là khoản thu nhập của công ty sau khi đã trừ đi tất cả các loại thuế, chi phí hoạt động sản xuất.   
  • Vốn của chủ sở hữu (Equity): Là số vốn mà chủ sở hữu doanh nghiệp có được sau khi lấy tổng toàn bộ tài sản trừ đi các khoản nợ mà họ có. 

ROE được biểu thị bằng phần trăm. Nó có thể được tính cho bất kỳ công ty nào nếu thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu đều là số dương.  

Cách tính ROE dựa trên vốn chủ sở hữu bình quân trong một thời kỳ được coi là phương pháp hay nhất. Vì nó tránh sự không khớp giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. 

Công thức này đặc biệt có lợi khi so sánh các công ty trong cùng một ngành. Vì nó có xu hướng đưa ra các chỉ dẫn chính xác về công ty nào đang hoạt động với hiệu quả tài chính cao hơn. Điều đó có thể giúp đánh giá bất kỳ công ty nào có tài sản chủ yếu là hữu hình hơn là vô hình. 

Cách tính ROE qua nguồn dữ liệu có sẵn  

Cách tính ROE qua nguồn dữ liệu có sẵn  
Cách tính ROE qua nguồn dữ liệu có sẵn  

Ngoài việc tính toán ROE dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính, bạn cũng có thể xem chỉ số này trên một số trang thông tin chính thức khác như CafeF, Vietstock hay StockBiz…. Đây là những website chuyên phân tích chứng khoán và họ cũng có phần mềm tính công thức ROE riêng, đảm bảo độ chính xác cao. 

Thông thường, các công ty chứng khoán thường tính sẵn các chỉ số tài chính, bạn chỉ cần lấy những số liệu này từ Website của họ. 

Xem thêm: Cách đọc báo cáo tài chính

Ý nghĩa của chỉ số ROE 

Ý nghĩa của chỉ số ROE 
Ý nghĩa của chỉ số ROE 

Thể hiện khả năng sinh lời của vốn đầu tư 

Khi đầu tư vào bất kỳ doanh nghiệp nào, các nhà đầu tư luôn muốn biết chỉ số ROE những năm gần nhất. Tỷ lệ ROE càng cao càng hấp dẫn vì nó thể hiện khả năng thu lời cao. Bởi ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng đồng vốn hiệu quả. Công ty đã cân đối hài hoà giữa vốn cổ đông và vốn đi vay để khai thác tối đa và hiệu quả lợi thế cạnh tranh của mình trong cùng ngành. 

Thể hiện tình hình hoạt động của các doanh nghiệp 

Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROE cao và ổn định qua các năm, điều đó thể hiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp ổn định và hiệu quả. Thể hiện lợi thế cạnh tranh cao của doanh nghiệp, hay doanh nghiệp độc quyền sẽ có ROE khá cao. Ngoài ra, chỉ số ROE còn có ý nghĩa khi so sánh kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. 

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? 

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

ROE của một doanh nghiệp được coi là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào ROE trung bình trong ngành. Mỗi ngành sẽ có chỉ số ROE trung bình khác nhau. Vì vậy, so sánh ROE thường có ý nghĩa nhất là giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành. 

Ví dụ:  

Vào năm 2020, ROE tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô là khoảng 12,5%. Trong khi ROE của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ là hơn 18%. 

Mặc khác, một trong những tiêu chí đánh giá doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế phải có chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu là 15%. 

Khi Warren Buffett lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư, ông muốn họ phải có ROE >= 15%. Còn theo tiêu chí CANSLIM của William O’Neil, ROE của doanh nghiệp cũng phải đạt tối thiểu 15%. 

Tuy nhiên, không nên chỉ xét ROE một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Do đó, nếu ROE >=15% và duy trì ít nhất 3 năm thì doanh nghiệp sẽ được đánh giá là làm ăn hiệu quả. 

Những lưu ý khi chỉ số ROE cao 

Những lưu ý khi chỉ số ROE cao 
Những lưu ý khi chỉ số ROE cao 

Lưu ý rằng đôi khi ROE cực kỳ cao là một điều tốt nếu thu nhập ròng cực kỳ lớn so với vốn chủ sở hữu bởi hoạt động của công ty rất mạnh. Tuy nhiên, ROE cực cao thường do tài khoản vốn chủ sở hữu nhỏ so với thu nhập ròng. Lúc này cho thấy rủi ro xảy ra. Điều này có thể là do một trong các lý do sau: 

Lợi nhuận không nhất quán 

Vấn đề tiềm ẩn đầu tiên với ROE cao có thể là do lợi nhuận không nhất quán. Giả sử một công ty A đã không có lãi trong vài năm. Các khoản lỗ hàng năm được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán trong phần vốn chủ sở hữu dưới dạng “lỗ giữ lại”. Các khoản lỗ là một giá trị âm và làm giảm vốn cổ đông. Giả sử công ty A đã làm ăn thuận lợi trong năm gần đây nhất và có lãi trở lại. Mẫu số trong tính toán ROE hiện rất nhỏ do sau nhiều năm thua lỗ. Điều này làm cho ROE của nó cao một cách sai lầm. 

Dư nợ 

Vấn đề thứ hai có thể dẫn đến chỉ số ROE cao là dư nợ. Nếu một công ty vay nặng lãi, nó có thể tăng ROE vì vốn chủ sở hữu bằng tài sản trừ đi nợ. Công ty càng có nhiều nợ, vốn chủ sở hữu có thể giảm xuống. 

Thu nhập ròng âm 

Cuối cùng, thu nhập ròng âm và vốn chủ sở hữu âm có thể tạo ra ROE cao giả tạo. Vì vậy, nếu một công ty có lỗ ròng hoặc âm vốn chủ sở hữu thì không nên tính ROE. 

Trong mọi trường hợp, mức ROE âm hoặc cực cao nên được coi là một dấu hiệu cảnh báo đáng để điều tra. 

Có thể bạn quan tâm: Cách tính ROA trong chứng khoán

Ứng dụng của chỉ số ROE 

Ứng dụng của chỉ số ROE 
Ứng dụng của chỉ số ROE 

Về cơ bản, bạn có thể sử dụng ROE để hiểu rõ hơn về các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp. Đặc biệt: 

Sử dụng chỉ số ROE để lựa chọn doanh nghiệp thông qua đánh giá mức tăng trưởng 

Theo công thức tính tốc độ tăng trưởng, nhân chỉ số ROE với tỷ lệ tái đầu tư. Nghĩa là ROE tăng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của công ty. 

Tuy nhiên, cách này chỉ có thể giúp bạn bổ sung thêm nhiều góc nhìn. Không nên vội vàng đưa ra kết luận mà hãy kết hợp với các chỉ số khác để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. 

Sử dụng chỉ số ROE để đánh giá khả năng tạo ra giá trị của cổ đông 

Giá trị mà cổ đông nhận được còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một thực tế phổ biến là so sánh ROE với chi phí vốn chủ sở hữu (Ke). 

Sử dụng chỉ số ROE để đánh giá khả năng tạo ra giá trị của cổ đông 
Sử dụng chỉ số ROE để đánh giá khả năng tạo ra giá trị của cổ đông 

Khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ đông (ROE < Ke) thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang hoạt động kém hơn kỳ vọng. 

Cũng trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí vốn chủ sở hữu (ROE> Ke). Chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt ngoài mong đợi của các cổ đông góp vốn. 

Sử dụng chỉ số ROE để xác định các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững 

Các doanh nghiệp đầu ngành thường có lợi thế về công nghệ và quy mô sản xuất nên giá vốn hàng bán trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn. 

Ngoài ra, những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh sẽ có quyền đưa ra mức giá cao hơn so với các đối thủ khác. Với những thuận lợi trên, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận và ROE cao hơn mức trung bình của ngành. 

Hạn chế của chỉ số ROE 

Hạn chế của chỉ số ROE
Hạn chế của chỉ số ROE

Một số hạn chế chính của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là: 

  • Nó có thể gây hiểu lầm trong trường hợp các công ty mới có yêu cầu vốn cao trong những ngày đầu tiên dẫn đến ROE thấp hơn. 
  • ROE có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng các lưu ý kế toán khác nhau. Như tăng tuổi thọ dự án, giảm tỷ lệ khấu hao, v.v. 

ROE có một vài hạn chế kể trên. Tuy nhiên, nó vẫn là một chỉ số thông dụng được các nhà đầu tư sử dụng để tính toán khả năng sinh lời của một công ty. 

Hãy tham khảo thêm: Cách đọc báo cáo tài chính ngân hàng

Những lưu ý khác về chỉ số ROE 

Những lưu ý khác về chỉ số ROE 
Những lưu ý khác về chỉ số ROE 
  • Không được coi trọng quá mức chỉ số ROE, cần kết hợp chỉ số ROE với các chỉ số tài chính khác để được hiệu quả tốt hơn. 
  • Chỉ số ROE  hoàn toàn có thể bị bóp méo nếu như doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ để làm giảm vốn chủ sở hữu. Khi đó lợi nhuận vẫn không đổi nên sẽ tăng ROE lên hoặc sẽ tăng lợi nhuận bằng các thủ thuật kế toán nhằm tăng ROE. Lúc này, nhà đầu tư sẽ “mắc lừa” khi chỉ tập trung chỉ số này khi tìm kiếm cổ phiếu. 
  • Vẫn có nhiều phân khúc khác để đầu tư, không nhất thiết phải có chỉ số ROE cao. 

Như vây, trên đây là bài viết về Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ứng dụng hiệu quả nhất. Hy vọng sẽ giúp các bạn chắc chắn hơn trong các bước nhận định và lựa chọn công ty, hạng mục đầu tư của mình. Chúc các nhà đầu tư thành công! 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản