Quyền chờ về là gì? Cổ phiếu chờ về là gì? Làm thế nào để bán cổ phiếu chờ hiệu quả? Đây là những câu hỏi được nhiều nhà đầu tư cổ phiếu quan tâm. Bài viết hôm nay hãy cùng Thịnh Vượng Tài Chính tìm lời giải đáp cho những thắc mắc về chứng khoán và cổ phiếu chờ về này nhé!
Tham khảo: NGÀY GIAO DỊCH KHÔNG HƯỞNG QUYỀN LÀ GÌ?
Quyền chờ về là gì?
Quyền chờ về chứng khoán, cổ phiếu có ý nghĩa là giúp nhà đầu tư tối ưu đầu tư hơn. Vậy nên, có thể hiểu cổ phiếu quyền chờ về chính là cổ phiếu được các nhà đầu tư mua thành công rồi giao dịch khớp lệnh chuyển vào hệ thống. Thế nhưng, những cổ phiếu này lại chưa được chuyển về tài khoản do những quy định về thời gian; và thủ tục của sàn giao dịch chứng khoán và công ty môi giới.
Đồng thời, cổ phiếu chờ cũng đã thuộc về quyền sở hữu của người mua với mức giá cả đã được xác định; các nhà đầu tư sẽ phải có trách nhiệm với số cổ phiếu đã mua.
Trên thực tế thì sau 2 đến 3 ngày cổ phiếu sẽ về tài khoản; và khi đó thì bạn mới có thể chính thức giao dịch được số cổ phiếu đấy. Đây cũng chính là quy định chung mà bất cứ nhà đầu tư nào khi có ý định tham gia vào lĩnh vực chứng khoán cũng cần phải nắm rõ.
Thời gian chờ về chứng khoán là bao lâu?
Để hiểu rõ hơn quyền chờ về là gì, thì nhà đầu tư cần nắm vững quy định về các mốc thời gian T0, T2, T3 trong chứng khoán. Đây là những ký hiệu được mặc định sử dụng trong thị trường chứng khoán, giúp người tham gia thuận tiện hơn trong quá trình lên kế hoạch cũng như giao dịch. Cụ thể:
- Ngày T+0: Là ngày thực hiện thành công giao dịch mua bán cổ phiếu.
- Ngày T+2: Khi giao dịch thành công 2 ngày sau cổ phiếu mới về tài khoản.
- Ngày T+3: Được xác định là 3 ngày sau khi giao dịch thành công, nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch mua bán.
Tìm hiểu thêm: THỜI GIAN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Những điều cần lưu ý khi tham gia cổ phiếu chờ
Chứng khoán chờ là chứng khoán nhà đầu tư mua trên giao dịch và đang trong quá trình hoàn tất chuyển đổi chủ sở hữu. Vậy nên, để đảm bảo lợi ích của mình, trong quá trình giao dịch nhà đầu tư cần hiểu rõ quyền chờ về chứng khoán là gì. Đồng thời, cần lưu ý những điều sau đây:
Về mặt thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản
Khoảng thời gian từ T0 đến T2 là thời gian chờ cổ phiếu về nên nhà đầu tư không thể thực hiện bất cứ giao dịch nào. Ngoài ra, thời gian thị trường hoạt động theo quy định từ thứ 2 đến thứ 6 và nghỉ lễ theo quy định Nhà nước. Vậy nên, nhà đầu tư cần lưu ý là những ngày sàn chứng khoán nghỉ sẽ không được tính vào ngày chờ cổ phiếu về.
Về mặt mua bán cổ phiếu chờ
Theo quy chế giao dịch cổ phiếu được thông qua năm 2020, nhà đầu tư có thể mua bán cổ phiếu ngay trong ngày giao dịch T0 bằng cách bán khống. Hình thức mua bán cổ phiếu khi chưa nhận được cổ phiếu khá nhiều rủi ro.
Nếu giá bán trong ngày giao dịch thấp nhưng đến ngày nhận cổ phiếu thì giá lên cao khiến nhà đầu tư mất cơ hội. Nên nhà đầu tư phải xem xét, cân nhắc về hình vay mượn cổ phiếu để đảm bảo lợi ích tốt nhất.
Bán cổ phiếu chờ về như thế nào để đảm bảo lợi ích nhất
Khi cổ phiếu chờ về nhưng trường hợp nhà đầu tư muốn bán gấp cổ phiếu để huy động vốn có thể thực hiện bán khống. Việc bán cổ phiếu chờ về trong ngày giao dịch với hình thức bán khống sẽ gặp nhiều rủi ro; nhà đầu tư thậm chí là mất đi nhiều cơ hội và một khoản tiền lớn.
Bán khống cổ phiếu là hình thức bán cổ phiếu chứng khoán mà không hoặc chưa sở hữu. Thay vào đó, để thực hiện giao dịch, nhà đầu tư sẽ tiến hành mượn chứng khoán sau đó đem bán với kỳ vọng giá sẽ giảm. Sau đó, trong tương lai người bán phải mua lại và trả lại đầy đủ số tiền đã vay trước đó. Điều này nhằm giúp họ kiếm được lợi nhuận bằng cách mua/bán lại số lượng chứng khoán này khi chúng giảm.
Việc nhà đầu tư thực hiện bán khống chứng khoán phải thực hiện thông qua các nhà đầu tư khác. Có nghĩa là bạn sẽ phải vay mượn cổ phiếu từ nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu bạn cần; sau đó khi cổ phiếu về sẽ chuyển cổ phiếu đó lại cho nhà đầu tư đã mượn trước đó. Việc vay mượn này sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng với cách thức chuyển nhượng cổ phiếu. Hiện tại thị trường cơ sở tại Việt Nam chưa cho phép việc bán khống.
Đọc thêm: TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI CHỨNG QUYỀN LÀ GÌ?
Trên thực tế, việc bán khống cổ phiếu diễn ra khá phức tạp, với một số thủ tục rắc rối. Cho nên, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định thực hiện bán khống chứng khoán.
Chứng khoán chờ về có thể bao gồm cả cổ phiếu từ cổ tức không?
Thông thường cổ phiếu mà các nhà đầu tư nắm giữ có thể là một trong 2 loại là cổ phiếu mua từ thị trường chứng khoán cơ sở hay cổ phiếu nhận được từ hình thức phân phối cổ tức.
Cổ phiếu từ cổ tức chính là phần tăng thêm mà nhà đầu tư nhận được nhờ vào việc là cổ đông. Cho nên, vẫn cần thời gian chờ từ khi doanh nghiệp tiến hành phân phối tới khi cổ tức về đến tài khoản nhà đầu tư. Và hoạt động này mất thời gian khá dài bởi các thủ tục xử lý phức tạp.
Thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản giao dịch thường là giai đoạn tạo cho nhà đầu tư nhiều sự lo lắng bởi các biến động liên tục của thị trường chứng khoán. Vậy nên, những hoạt động giao dịch cổ phiếu chờ về thường sẽ tồn tại nhiều rủi ro. Và nhà đầu tư phải có sự tính toán kỹ càng, xem xét chắc chắn trước khi đặt lệnh giao dịch.
Lời kết
Đây là câu trả lời giải đáp thắc mắc về quyền chờ về là gì của nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu mà không thấy về tài khoản. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu thêm về thời gian nhận và quy định liên quan đến cổ phiếu chờ; cũng như có những quyết định đúng đắn trong việc mua bán cổ phiếu. Chúc bạn thành công trong những lần đầu tư của mình.
Bài viết tham khảo: