PNL là một thuật ngữ rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và trong lĩnh vực kinh doanh nói chung. Bởi nó giúp bạn xem được lời lỗ, từ đó có thể kiểm soát hiệu quả hơn được tài sản của mình. Vậy, PNL là gì và đâu là điểm quan trọng của PNL trong đầu tư kinh doanh? Hãy cùng Thịnh Vượng Tài Chính tìm hiểu qua bài viết sau đây!
PNL là gì?
PNL trong kinh doanh
P&L là một từ viết tắt của “Profit and Loss” có nghĩa là “Lợi nhuận và thua lỗ”. Có thể hiểu đơn giản là “Lãi và lỗ”.
Đây là khái niệm phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, thể hiện kết quả kinh doanh và tình hình hoạt động của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định.
PNL là báo cáo tài chính phổ biến; cho phép doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan về doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp cho nhà đầu tư và các bên liên quan về cách vận hành của một công ty. Từ đó có thể đánh giá khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai của công ty.
Đọc thêm: LỢI NHUẬN TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
PNL được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí (tính cả thuế). Nếu kết quả thu được là số âm, đó là thu nhập ròng. Có nghĩa lúc này công ty đã thua lỗ. Còn nếu kết quả là số dương; công ty đó đã thu được lãi trên hoạt động kinh doanh của mình.
PNL trong xuất nhập khẩu
Nếu như trong kinh doanh PNL là gì có nghĩa là mức độ lời lãi và thua lỗ; thì PNL trong xuất nhập khẩu lại là viết tắt của cụm từ “Production and Logistics”. Nó dùng để chỉ ý nghĩa hậu cần cũng như bộ phận sản xuất trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong xuất nhập khẩu PNL được coi là hoạt động kinh doanh thương mại.
Nhờ có bộ phận hậu cần với những công tác hậu cần chu đáo thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thương nhân có thể thực hiện được nhiều công việc cùng lúc. Trong xuất nhập khẩu thì công tác hậu cần PNL sẽ bao gồm những công việc như sau: hoạt động nhận hàng hóa, hoạt động lưu trữ kho hàng hóa; ghi chép thông tin số liệu hàng hóa nhập và xuất; giao hàng cho khách và cuối cùng là hoàn thành các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
Các thành phần của PNL
Các thành phần cơ bản của PNL là gì?
Vậy thì PNL gồm những thành phần nào?
Các thành phần cơ bản của PNL bao gồm:
- Doanh thu: PNL phản ánh doanh thu hoặc doanh thu thuần trong một kỳ kế toán. Doanh thu = Doanh thu có được từ hoạt động kinh doanh chính + Doanh thu phi hoạt động + Thu nhập có được từ việc bán tài sản kinh doanh dài hạn.
- Lợi nhuận gộp: Còn được gọi là thu nhập gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận gộp. Đây là doanh thu thuần chưa kể chi phí bán hàng.
- Giá vốn hàng bán: giá thành của sản phẩm và dịch vụ.
- Chi phí hoạt động: là chi phí quản lý, chi phí chung và chi phí bán hàng liên quan đến quá trình điều hành doanh nghiệp trong khoảng thời gian cụ thể nhất định. Nó bao gồm chi phí thuê; tiền lương, tiền điện nước, khấu hao, Bên cạnh đó, chi phí hoạt động có thể là các chi phí phát sinh khác khi vận hành doanh nghiệp.
- Lợi nhuận ròng: Tổng số tiền thu được sau khi đã trừ đi tổng chi phí khỏi tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Thu nhập hoạt động: là thu nhập trước thuế, khấu hao; lãi vay và ủy quyền. Thu nhập hoạt động = Lợi nhuận gộp + Chi phí hoạt động.
Xem thêm: PRE MONEY LÀ GÌ?
Các yếu tố liên quan đến PNL
Ngoài các thành phần PNL cơ bản trên; PNL còn có các yếu tố khác liên quan. Các yếu tố đó bao gồm:
- Thuế thu nhập: là khoản chi phí được tính trước khi tính thu nhập ròng (không bao gồm thuế tài sản).
- Chi phí lãi vay: là số tiền lãi phải trả cho các khoản vay.
- Thu nhập: tiền sinh ra từ việc gửi ngân hàng hoặc nguồn lãi suất tương tự.
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS): cho biết số tiền mà cổ đông công ty sẽ nhận được trên mỗi cổ phiếu họ sở hữu. Nó được tính trên thu nhập ròng trong kỳ. EPS có kết quả bằng tổng thu nhập ròng chia cho số cổ phiếu hiện công ty đang lưu hành.
Vai trò của PNL trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
Đối với các nhà đầu tư, báo cáo hoạt động kinh doanh (PNL) là một tài liệu rất quan trọng. Nó dùng để đánh giá doanh nghiệp đó có tình hình hoạt động kinh doanh như thế nào?. Cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan và sâu sắc về hiệu quả hoạt động cũng như cách thức vận hành của công ty. Từ đó, doanh nghiệp đề ra được những kế hoạch để định hướng cho mình cải thiện tình trạng tại sao cho phù hợp.
Trong hợp tác nhiều doanh nghiệp, công ty cũng sẽ nhìn vào các chỉ số P&L để đánh giá và đưa ra quyết định có trở thành đối tác hay không.
Nếu PNL tiêu cực sẽ phần nào cho thấy có điều gì đó không ổn trong quá trình vận hành công ty. Nhưng trong một vài trường hợp, kết quả PNL âm không làm ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư; khi mà doanh nghiệp chứng minh được tiềm năng phát triển mạnh mẽ dài hạn của mình.
Bên cạnh đó, thông qua PNL các doanh nghiệp sẽ có phương pháp để có thể nắm được những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nếu tình trạng kinh doanh đang không hiệu quả hay trong trạng thái thua lỗ liên tục thì cần phải có những hướng giải quyết và xử lý vấn đề này sao cho hiệu quả.
Tham khảo: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
Ý nghĩa của PNL trong hoạt động kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh sự lãi lỗ của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua báo cáo kinh doanh P&L. Vậy nên, có thể nhận thấy được ý nghĩa của P&L với các doanh nghiệp là: phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Hay có thể hiểu nó sẽ cho thấy được công ty này đang trên đà phát triển hay có dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng.
Ý nghĩa của P&L trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như sau:
- Giúp các doanh nghiệp xác định được nguyên nhân khiến doanh thu tăng hoặc giảm. Từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn.
- Cung cấp nguồn số liệu để lập nên những bản báo cáo kinh doanh từ sổ sách; và giấy tờ có liên quan.
- Thể hiện được doanh thu cũng những những khoản lợi nhuận từ những hoạt động kinh doanh; hay các dịch vụ của doanh nghiệp. Qua đó xây dựng những bản báo cáo kinh doanh cho doanh nghiệp chi tiết, xác thực nhất.
Đi kèm với PNL, các nhà đầu tư thường xem xét thêm các báo cáo khác. Đó là bảng cân đối kế toán của công ty bao gồm báo cáo tài sản; các khoản nợ và vốn của chủ sở hữu.
Và có thể là báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nó sẽ cho thấy sự thay đổi trong tài khoản và thu nhập đối chiếu với bảng cân đối kế toán.
Trên đây là những chia sẻ về PNL là gì, các thành phần, ý nghĩa và vai trò của nó trong đầu kinh doanh của doanh nghiệp. Mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu được một cách chi tiết hơn về PNL. Và có thể vận dụng nó trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công!
Bài viết tham khảo: