Định giá cổ phiếu là một công việc vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong hoạt động mua bán, đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trên thị trường. Đây là việc để nhà đầu tư cổ phiếu có thể lựa chọn được cổ phiếu có tiềm năng tăng giá tốt trong tương lai cho việc đầu tư đạt hiệu quả. Vậy có những phương pháp định giá cổ phiếu nào được doanh nghiệp và các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhất hiện nay? Bài viết hôm nay Thịnh vượng tài chính sẽ giúp bạn giải đáp nhé!
Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu hiểu đơn giản chính là cách mà nhà đầu tư chứng khoán xác định giá trị thực hay giá trị nội tại của một CP theo một phương pháp hoặc công thức nào đó. Hay đó là là việc nhà đầu tư đánh giá xem cổ phiếu đó có giá bao nhiêu tiền tại thời điểm hiện tại. Để từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu đó hay không?
Việc định giá cổ phiếu này sẽ giúp cho nhà đầu tư biết được tiềm năng phát triển của loại cổ phiếu đó so với thị trường là như thế nào. Qua đó, sẽ giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận và dẫn đầu xu hướng tăng trưởng.
Xem thêm: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU LÀ GÌ?
Một số phương pháp định giá cổ phiếu hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp định giá cổ phiếu để bất kỳ nhà đầu tư nào trong thị trường chứng khoán đều biết và sử dụng chúng như một kỹ năng để giúp thu về lợi nhuận tối ưu nhất. Cùng tìm hiểu một số phương pháp định giá CP hiệu quả; được nhiều nhà đầu tư sử dụng hiện nay nhé!
Phương pháp định giá cổ phiếu theo P/E
Phương pháp định giá cổ phiếu đầu tiên mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nên nắm rõ chính là phương pháp P/E.
Khái niệm về tỷ lệ P/E
Tỷ số P/E chính là giá trị thị trường trên thu nhập, trong tiếng anh là (Price-to-Earnings). Đây chính là quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường một cổ phiếu với thu nhập (lợi nhuận sau thuế) của một cổ phiếu. Phương pháp thẩm định giá dựa vào tỷ số P/E được xây dựng trên cơ sở so sánh tỷ số P/E của doanh nghiệp “tương tự” hoặc “có thể so sánh” để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Tỷ lệ P/E được tính bằng công thức:
P/E = Giá cổ phiếu trên thị trường / Lợi nhuận sau thuế tính trên mỗi cổ phiếu ( EPS )
Theo các chuyên gia phân tích tài chính; cách định giá số tiền phù hợp nhất với CP theo phương pháp P/E chính là tỷ lệ càng thấp thì lợi nhuận thu về sau đầu tư sẽ càng cao. Đồng thời, thời gian thu hồi vốn cũng sẽ ngắn hơn dự kiến.
Ví dụ: Chỉ số EPS của công ty C vào năm 2021 là 300.000 VND. Mức giá cổ phiếu của công ty trên thị trường đang ở mức 2 triệu đồng. Vậy tỷ lệ P/E sẽ là: 2.000.000 : 300.000 = 6,67 lần.
Nên định giá CP theo phương pháp P/E như thế nào?
Dựa theo phương pháp P/E, nhà đầu tư có thể dự đoán được mức giá cổ phiếu theo như 2 cách làm sau:
- So sánh với các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Muốn so sánh thì các công ty trong danh sách phải có sự tương quan nhất định về quy mô và mức độ rủi ro. Ví dụ như tỷ lệ P/E trong lĩnh vực dịch vụ là 18.1; thì bạn có thể tìm những công ty có chỉ số gần với cột mốc và tìm ra mức giá hợp lý nhất.
- So sánh với tỷ lệ P/E của doanh nghiệp, công ty ở quá khứ. Căn cứ vào tỷ lệ P/E trung bình của cổ phiếu trong vòng 10 năm đổ lại. Sau đó sử dụng chỉ số P/E này để làm cơ sở tính toán giá trị cổ phiếu ở thời điểm hiện nay. Nếu chỉ số P/E thấp hơn mức trung bình thì cổ phiếu đó rất đáng để đầu tư đó nhé.
Phương pháp định giá cổ phiếu theo P/B
Bên cạnh phương pháp P/E, phương pháp định giá cổ phiếu P/B cũng là cách được nhiều nhà đầu tư sử dụng.
Khái niệm về tỷ lệ P/B
Tỷ lệ P/B ( Price to Book ) là một chỉ số được sử dụng để so sánh giá trị trên thị trường của cổ phiếu; và giá trị được tính toán theo sổ sách của cổ phiếu đó.
Tìm hiểu thêm: CHỈ SỐ P/B LÀ GÌ? CÁCH TÍNH P/B NHƯ THẾ NÀO?
Tỷ lệ P/B cao thể hiện kỳ vọng vào cổ phiếu đang tốt, nhưng cổ phiếu có thể đang định giá ở mức cao. Giá trị P/B thấp thể hiện kỳ vọng vào cổ phiếu đang thấp, tuy nhiên có thể cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thực.
- P/B > 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá trị sổ sách.
- P/B = 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường tương đồng với giá trị sổ sách.
- P/B < 1 , giá trị cổ phiếu trên thị trường thấp hơn với giá trị sổ sách.
Nên định giá CP theo phương pháp P/B như thế nào?
Phương pháp định giá cổ phiếu theo P/B có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn một vài nhược điểm. Đó là nó chỉ có thể đánh giá được những sự thay đổi trên tổng giá trị tài sản hữu hình của công ty. Nhưng vẫn còn có rất nhiều tài sản vô hình khác mà công ty vẫn đang sở hữu.
Cho nên, khi sử dụng phương pháp P/B hiệu quả nhất, các nhà đầu tư cũng nên kết hợp phân tích với chỉ số ROE của doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ giúp khắc phục những nhược điểm của chỉ số P/B ở trên.
Phương pháp P/B sẽ phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư.
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S
Khái niệm về chỉ số P/S
Phương pháp P/S là dựa vào chỉ số P/S (hay Price to ratio) là chỉ số đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần. Chỉ số P/S và cổ phiếu được định giá sẽ tỉ lệ thuận với nhau.
Nhà đầu tư sử dụng chỉ số P/S bởi họ cho rằng lợi nhuận dễ bị sai lệch; nên tỷ số P/E sẽ bị sai lệch. Hay giá trị sổ sách có thể không đúng, nên chỉ số P/B không đáng tin cậy. Trong khi đó doanh thu đáng tin cậy cao hơn nên chỉ số P/S sẽ đáng tin hơn.
Công thức định giá theo phương pháp P/S
P/S = Giá cổ phiếu/ Doanh thu mỗi cổ phần
Trong đó: Doanh thu mỗi cổ phiếu = Tổng doanh thu/ Số lượng cổ phiếu lưu hành
Hoặc: P/S = Tổng vốn hóa/Tổng doanh thu thuần
Trong đó:
- P = Price = Market price: Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại
- S = Sales per share: Doanh thu thuần trên mỗi cổ phiếu
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
Phương pháp định giá cổ phiếu này là dùng dòng cổ tức để phân tích nên giá trị tính ra sẽ là giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu; (phần cổ tức thuộc về chủ sở hữu).
Nhà đầu tư mua cổ phiếu doanh nghiệp với mục đích là sẽ có được thu nhập trong tương lai. Nguồn thu nhập này bao gồm cổ tức và tiền lãi về vốn khi chuyển nhượng cổ phiếu. Trường hợp, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu mãi mãi; thì giá trị doanh nghiệp (đối với chủ sở hữu) được đo bằng giá trị hiện tại của tất cả các khoản cổ tức thu được trong tương lai. Hay giá trị có thể được xác định bằng tổng giá trị các loại cổ phiếu mà doanh nghiệp đang lưu hành.
Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu (FCFE)
Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFE là tổng dòng tiền thu nhập sau thuế dành riêng cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
Nó phản ánh: dòng tiền sau thuế từ hoạt động kinh doanh được phân phối cho chủ sở hữu doanh nghiệp; sau khi hoàn trả lãi và vốn vay cho chủ nợ; chi trả các chi phí đầu tư mới và thay đổi về nhu cầu vốn lưu động.
Các phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến khác
Bên cạnh các phương pháp mình giới thiệu ở trên; còn có một số phương pháp định giá phổ biến khác như:
- Định giá CP theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
- Định giá CP theo phương pháp EV/EBIT, & EV/EBITDA
- Định giá CP theo phương pháp PEG
- Định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số đánh giá doanh nghiệp ROA, ROE
- Định giá theo phương pháp theo công thức Benjamin Graham
- Định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng
Mỗi phương pháp định giá sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Và với từng ngành, từng loại doanh nghiệp thì cũng sẽ chỉ phù hợp với một vài phương pháp định giá. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhé!
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về định giá cổ phiếu; và các phương pháp định giá cổ phiếu hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trong việc phân tích đưa ra quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả nhất nhé.
Bài viết tham khảo: