Đầu tư cổ phiếu theo phương pháp 4M của Phil Town khá nổi tiếng trong giới đầu tư chứng khoán. Bạn có thể xây dựng một danh mục đầu tư cổ phiếu theo phương pháp này để thu về lợi nhuận cho mình. Vậy phương pháp 4M là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!
Phương pháp 4M là gì?
4M là phương pháp được phát triển bởi Phil Town – tác giả của tựa sách “Rule #1: The Simple Strategy for Successful Investing in Only 15 Minutes a Week!”. Từ những năm 1980 – 1990, với số vốn chỉ 1.000 USD ông đã biến nó thành 1,45 triệu USD chỉ bằng cách đầu tư vào chứng khoán.
Theo Phil Town, 4M là từ viết tắt của 4 tiêu chí lựa chọn cổ phiếu, bao gồm:
- Meaning
- Moat
- Management
- Margin of safety
Phil Town cho rằng những cổ phiếu thỏa mãn cả 4 tiêu chí này sẽ là khoản đầu tư tuyệt vời. Đồng thời nếu biết tích lũy chúng thì đây sẽ là cách để trở nên giàu có.
Có thể bạn quan tâm: “Quy tắc số 1” của Phil Town
Ý nghĩa của phương pháp 4M
Meaning – Hiểu biết
Đây là tiêu chí đầu tiên trong 4 tiêu chí của Phil Town. Tiêu chí này đặt ra để bạn hiểu rõ về ngành nghề và doanh nghiệp bạn đang có ý định đầu tư. Hãy chọn một doanh nghiệp trong lĩnh vực mà bạn có thể am hiểu. Thông thường nên nằm trong 3 vòng tròn hiểu biết của bạn: Vòng tròn sử dụng, vòng tròn đam mê và vòng tròn công việc.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế với những doanh nghiệp đa ngành và nhóm tài chính. Chẳng hạn như ngân hàng, chứng khoán và bất động sản,… Bởi đây là những nhóm ngành đòi hỏi năng lực phân tích và chuyên môn cao.
Moat – Lợi thế cạnh
Đây là tiêu chí mà Wanna Buffett gọi là những “con Hào kinh tế” trong kinh doanh. Có nghĩa là những con hào cao lớn và vững chắc này có thể giúp doanh nghiệp trụ vững trước biến động của thị trường. Đồng thời còn mang lại lợi nhuận ổn định trong dài hạn.
Để xác định được doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mạnh và phát triển bền vững hay không? Phil Town đã đưa ra 5 lợi thế định tính và 5 biểu hiện định lượng giúp đánh giá doanh nghiệp dễ dàng hơn.
5 lợi thế định tính
5 lợi thế định lượng
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần lưu ý những lợi thế cạnh tranh cần phải tạo ra những kết quả thực sự và duy trì trong nhiều năm. Nhiều trường hợp các doanh nghiệp có lợi thế. Thế nhưng nếu lợi thế đó không đủ mạnh thì sẽ không thể tạo thành một kết quả thực tế và lâu dài. Chính vì thế, khi đánh giá lợi thế cạnh tranh cần kèm theo việc đánh giá các con số thể hiện lợi thế cạnh tranh đó.
Có thể bạn chưa biết: Cách lọc cổ phiếu theo Canslim
Management – Ban lãnh đạo
Đôi khi một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận tăng trưởng, chỉ số tài chính hấp dẫn vẫn có thể là là một doanh nghiệp kém. Trường hợp này xảy ra nếu ban lãnh đạo tư lợi cá nhân hoặc làm giả các số liệu trên báo cáo tài chính. Dưới đây là một số chỉ số cần thiết có thể giúp bạn phát hiện ra liệu ban lãnh đạo có trung thực với cổ đông của công ty hay không.
Tỷ trọng khoản phải thu/tổng tài sản
Đây là chỉ số thể hiện chất lượng tài sản của doanh nghiệp. Khoản phải thu là tài khoản dễ biến tấu nhất trên báo cáo tài chính qua các thủ thuật như tạo doanh thu ảo, tăng vốn ảo… Khoản phải thu quá cao trong cơ cấu tài sản là một dấu hiệu lớn cảnh bảo về gian lận tài chính.
Lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận cốt lõi thể hiện chất lượng lợi nhuận. Thông thường, các nhà đầu tư dựa vào lợi nhuận để đưa ra quyết định đầu tư. Đây là lý so khiến nhiều doanh nghiệp tìm cách bóp méo đi chỉ tiêu này.
Bằng cách loại bỏ các khoản thu nhập không thường xuyên như lợi nhuận thanh lý tài sản, lợi nhuận đầu tư tài chính… Bạn có thể biết được con số lợi nhuận thực từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Hãy xem xét tỷ lệ lợi nhuận cốt lõi/tổng lợi nhuận trước thuế tối thiểu 50% để đảm bảo rằng phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Margin of Safety – Biên an toàn
Phil Town cho rằng, các nhà đầu tư nên chờ đợi giá cổ phiếu thấp để mua vào. Thời điểm hợp lý là giá cổ phiếu thấp hơn từ 30%-50% so với giá trị thực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định giá trị thực của doanh nghiệp không hề dễ dàng. Nhà đầu tư có thể tìm được những doanh nghiệp tốt nhưng có mức giá phải chăng thông qua 2 tiêu chí định giá là P/E và PEG.
P/E
Đây là phương pháp định giá phổ biến và hiệu quả bậc nhất. P/E thể hiện thời gian thu hồi vốn của nhà đầu tư. Một khoản đầu tư được cho là hời khi doanh nghiệp tuyệt vời nhưng P/E ở mức thấp hơn P/E chung của thị trường hoặc trung bình ngành. Hiện tại ở Việt Nam, con số phù hợp là dưới 15 lần đối với những công ty đáp ứng hết 3 chữ M đầu tiên.
Hãy xem thêm: Chỉ số P/E là gì?
PEG
Đây là tỷ số giữa P/E và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Cổ phiếu không bị cho là định giá cao nếu P/E thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất. Hay giá cổ phiếu đủ hấp dẫn khi PEG có giá trị dưới 1.
Ưu và nhược điểm của phương pháp đầu tư 4M
Ưu điểm
- Đây là phương pháp dễ hiểu, dễ hình dung với hầu hết nhà đầu tư
Có thể thấy 4 tiêu chí mà Phil Town đưa ra tương đối dễ hiểu và phản ánh 4 khía cạnh cơ bản nhất của doanh nghiệp.
Nếu bạn là một người mới tham gia vào thị trường chứng khoán thì đây thực sự là những bước đầu đầu tốt. Đầu tiên là tìm một doanh nghiệp bạn am hiểu, xác định lợi thế cạnh tranh, đánh giá ban lãnh đạo và cuối cùng là chọn thời điểm mua hợp lý.
- Dễ dàng thực hiện các chỉ tiêu định tính
Từ kinh nghiệm đầu tư suốt nhiều năm, Phil Town đã chỉ ra cách để các nhà đầu tư mới dễ dàng xác định từng tiêu chí của ông. Chẳng hạn như cách xác định Meaning bằng cách lấy giao của 3 vòng tròn: Đam mê, tài năng, chi tiêu. Hay việc phân loại sẵn 5 lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là những cách bạn toàn toàn có thể tự mình làm theo một cách dễ dàng.
Nhược điểm
Điểm hạn chế của phương pháp này là các chỉ tiêu định lượng quá đơn giản. Chẳng hạn như việc định giá doanh nghiệp chỉ dựa vào P/E và hệ số tăng trưởng của doanh nghiệp. Điều này dễ khiến bạn rơi vào tình trạng đánh đồng tất cả các công ty có lợi thế cạnh tranh sẽ đều nhận được một mức định giá P/E như nhau. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm bởi vì mỗi doanh nghiệp sẽ có tỷ suất sinh lời, lợi thế cạnh tranh, khả năng tăng trưởng khác nhau. Từ đó mà thị trường cũng chấp nhận chúng ở mốc định giá tương ứng.
Như vậy, trên đây là bài viết về Phương pháp 4M. Hy vọng các nhà đầu tư có thể vận dụng phương pháp này để đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả cho mình. Chúc các bạn luôn thành công trong quá trình đầu tư!
Bài viết tham khảo: