PHÍ TRẢ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

7 mn read

Bất kể nhà đầu tư nào dù là người mới hay trader chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, thì khi sở hữu tài khoản chứng khoán và giao dịch chứng khoán bạn cũng cần tìm hiểu rõ về các khoản Thuế và phí trả Sở giao dịch chứng khoán hay công ty chứng khoán. Đây là một trong những vấn đề quan trọng trong giao dịch chứng khoán. Dưới đây là một số khoản phí, thuế cơ bản mà nhà đầu tư phải trả khi giao dịch chứng khoán cơ sở.

Phí giao dịch chứng khoán là gì?

 Phí giao dịch chứng khoán là gì?
Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Phí Giao dịch (còn được gọi là phí Môi giới Chứng khoán) chính là khoản phí mà nhà đầu tư phải trả khi mua bán chứng khoán thành công. Phí này do CTCK thu của khách hàng trên cơ sở cung cấp dịch vụ giúp bạn có thể giao dịch mua bán chứng khoán thành công qua công ty của mình. Phí giao dịch chứng khoán được tính bằng phần trăm giá trị giao dịch trong ngày của khách hàng. Mức phần trăm bao nhiêu sẽ do CTCK quy định. Trên thực tế trong tất cả các loại phí thuế chứng khoán với nhà đầu tư thì đây là loại phí chiếm đa số.

Tham khảo thêm: PHÍ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ? CÁCH TÍNH PHÍ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Một số điểm quan trọng của phí giao dịch chứng khoán nhà đầu tư cần lưu ý

 Một số điểm quan trọng của phí giao dịch chứng khoán nhà đầu tư cần lưu ý
Một số điểm quan trọng của phí giao dịch chứng khoán nhà đầu tư cần lưu ý
  • Phí giao dịch chứng khoán sẽ tính trên mỗi giao dịch mua và giao dịch bán.

Ví dụ: Nhà đầu tư mua cổ phiếu VNM vào ngày giao dịch T+0 sau đó 2 ngày. Cổ phiếu về tài khoản. Sau đó tới ngày T+3 nhà đầu tư bán cổ phiếu này thì nhà đầu tư phải chịu phí trong cả giao dịch mua và giao dịch bán.

  • Phí giao dịch chứng khoán được tạm trừ khi đặt lệnh và chỉ thu trên lệnh thực khớp.

Ngay khi NĐT đặt lệnh thì ngay lập tức phí sẽ tạm trừ từ tài khoản.  Nếu hết ngày lệnh đó không được khớp thì CTCK sẽ hoàn lại số tiền phí đã tạm khấu trừ. Trong trường hợp lệnh chưa được khớp, nhà đầu tư có thể hủy lệnh, và lúc này giá trị lệnh đặt và số tiền phí cũng được hoàn về tài khoản.

So sánh phí giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán uy tín hiện nay

 So sánh phí giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán uy tín hiện nay
So sánh phí giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán uy tín hiện nay

Theo quy định của Luật, CTCK khi thu phí giao dịch chứng khoán không được vượt quá 0.5% giá trị 1 lần giao dịch và không quy định tối thiểu. Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh mà mỗi công ty chứng khoán có một mức phí khác nhau. 

Chúng tôi đã có một bài viết So sánh phí giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán uy tín hiện nay tại Việt Nam, bạn có thể theo dõi thêm nhé!

Tìm hiểu về Phí trả Sở giao dịch chứng khoán

Phí trả Sở giao dịch chứng khoán là gì?

 Phí trả Sở giao dịch chứng khoán là gì?
Phí trả Sở giao dịch chứng khoán là gì?

Bên cạnh khoản phí giao dịch chứng khoán mà bạn phải trả cho CTCK, các nhà đầu tư sẽ chịu thêm các khoản phí trả cho Sở GDCK. Bởi đây chính là tổ chức quản lý thị trường chứng khoán. Là nơi tạo ra địa điểm và phương tiện phục vụ việc mua, bán chứng khoán của tất cả các nhà đầu tư. Phí trả Sở GDCK hay còn được gọi là phí dịch vụ chứng khoán.

Biểu phí dịch vụ trả cho Sở GDCK 

 Biểu phí dịch vụ trả cho Sở GDCK 
Biểu phí dịch vụ trả cho Sở GDCK 

Biểu phí dịch vụ trả cho Sở giao dịch được quy định cụ thể tại Thông tư 127/2018/TT-BTC, về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở GDCK và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).


Nguồn: Thông tư 127/2018/TT-BTC
Phí dịch vụ giao dịch được áp tại Sở GDCK theo Thông tư 127/ 2018/ TT-BTC

Biểu phí dịch vụ trả Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD)

Nhà đầu tư cũng cần quan tâm tới các khoản phí dịch tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Thông tư 127/2018/TT-BTC quy định cụ thể giá dịch vụ của VSD. Có hai khoản mục cần lưu ý là dịch vụ lưu ký chứng khoán và chuyển quyền sở hữu chứng khoán không thông qua hệ thống của Sở GDCK.

Vì lưu ký là một trong những điều kiện để thực hiện giao dịch và chuyển quyền sở hữu không thông qua Sở sẽ được dùng trong một số trường hợp đặc biệt như: biếu, tặng chứng khoán, chào mua công khai hay bán phần vốn Nhà nước,…

Đọc thêm: LƯU KÍ CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?

Phí dịch vụ lưu ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại VSD theo Thông tư 127/2018/TT-BTC
Nguồn: Thông tư 127/2018/TT-BTC
Phí dịch vụ lưu ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại VSD theo Thông tư 127/2018/TT-BTC

Hiện tại, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên giá một dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở Giao dịch và VSD đang được miễn giảm. Điều này làm giảm khoản phí giao dịch phải trả Sở và VSD của nhà đầu tư.

Các khoản phí và thuế khác

 Các khoản phí và thuế khác
Các khoản phí và thuế khác

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi phát sinh thu nhập trên thị trường chứng khoán. Theo quy định, mỗi khi bán chứng khoán, người bán chịu khoản thuế TNCN tương ứng 0.1% giá trị giao dịch bất kể lãi hay lỗ.

Tìm hiểu thêm: THUẾ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ CÁCH TÍNH

Ngoài ra, theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020, nhà đầu tư chứng khoán sẽ bị khấu trừ 5% thuế TNCN trên khoản thu nhập kiếm được. Đối với trường hợp cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt; hoặc bán chứng khoán nhận được từ chia thưởng, chia cổ tức.

Phí giao dịch chứng khoán công ty chứng khoán nào thấp nhất?

Để trả lời cho câu hỏi phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất? Các bạn có thể xem bảng so sánh phí giao dịch ở các công ty chứng khoán lớn dưới đây.

So sánh phí giao dịch chứng khoán

Theo thông tư 127/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, CTCK không được phép thu quá 0,5% tổng giá trị giao dịch và không quy định tối thiểu. Dưới đây là bảng tổng hợp phí môi giới của một số CTCK tại Việt Nam đã bao gồm phí trả sở GDCK:

STT Công ty chứng khoán Phí giao dịch cổ phiếu niêm yết
(%/ngày)
1

CTCP Chứng khoán SSI

Giao dịch trực tuyến: 0,25%
Giao dịch qua kênh khác: 0,25 – 0,4%
2

CTCP Chứng khoán TP. HCM (HSC)

Giao dịch trực tuyến: 0,15 – 0,2%

Giao dịch qua kênh khác: 0,15 – 0,35%

3

CTCP Chứng khoán Bản Việt

0,15 – 0,35%

4

CTCP Chứng khoán VNDIRECT

0,15 – 0,35%

5

CTCP Chứng khoán VPS

Giao dịch trực tuyến: 0,2%
Giao dịch qua kênh khác: 0,15 – 0,3%
6

CTCP Chứng khoán MB (MBS)

KH chủ động giao dịch, không có broker chăm sóc: 0,12%
KH có chuyên viên tư vấn quản lý, giao dịch trực tuyến: 0,15 – 0,3%
KH có chuyên viên tư vấn quản lý, giao dịch qua kênh khác: 0,15 – 0,35%
7

Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)

Giao dịch trực tuyến: 0,15%

Giao dịch qua kênh khác: 0,2 – 0,25%

8

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)

Gói tư vấn online: 0,18%

Gói chuyên gia tư vấn: 0,2%

9

CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

0,15 – 0,3%
10

CTCP Chứng khoán Kỹ Thương Techcom (TCBS)

chỉ 0,1% khi đăng ký tại đây
11

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS)

Gói chủ động: 0,18%
Gói có tư vấn: 0,2%
12

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS)

0,15 – 0,3%

13

Công ty TNHH MTV Chứng khoán Maybank Kim Eng

0,12 – 0,25%
14

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS)

0,10 – 0,30%
15

CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBS)

Giao dịch trực tuyến: 0,15 – 0,2%

Giao dịch qua kênh khác: 0,2 – 0,25%

16

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

0,177 – 0,297%
Đối với mã chứng khoán VDS: 0,15%
17

Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Giao dịch trực tuyến: 0,15%

Giao dịch qua kênh khác: 0,15 – 0,3%

     

Như vậy hiện nay công ty chứng khoán Techcombank TCBS đang có phí giao dịch thấp nhất bao gồm cả cố vấn đầu tư chỉ với 0.1%. Các bạn có thể tham khảo Cách mở tài khoản chứng khoán Techcombank hoặc đăng ký ngay tài khoản online chỉ vài bước điền thông tin dưới đây.

ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN TECHCOMBANK NGAY

 

Bài viết đã thông tin cho bạn về phí giao dịch chứng khoán và phí trả Sở giao dịch chứng khoán. Đầu tư chứng khoán là kênh đầu tư chứa nhiều rủi ro vì vậy để thành công ở thị trường này bạn cần trau dồi cho mình kiến thức vững chắc, cũng như kinh nghiệm thật nhiều để lựa chọn giao dịch phù hợp, hiệu quả. Hy vọng đã mang lại cho bạn kiến thức hữu ích. Chúc bạn đầu tư thành công!

Bài viết tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản