Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán là một phương pháp được dùng để dự báo xu hướng
giá của chứng khoán trong tương lai, thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu lịch sử của các yếu tố
như giá, khối lượng giao dịch của chứng khoán. Phân tích kỹ thuật không những được ứng dụng
trong đầu tư chứng khoán, mà nó còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đầu tư khác như : vàng,
ngoại hối, các loại hàng hóa,…Đây là trường phái khác hoàn toàn so với các phương pháp dựa trên
phân tích tình hình cơ bản, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Dựa trên các dữ liệu qúa khứ (như giá và khối lượng giao dịch), các nhà phân tích kỹ thuật sẽ dùng các
huật toán để tạo ra các công cụ phân tích và hiển thị trên biểu đồ. Từ các công cụ này, nhà đầu tư sẽ xác
định được thời điểm mua, thời điểm bán, xu hướng chuyển động của giá trong thời gian tới.
1. Các triết lý cơ bản của phân tích kỹ thuật
Nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật dựa trên 3 triết lý sau:
Giá phản ánh tất cả các hành động của thị trường
Giá dịch chuyển theo xu hướng
Quá khứ tự nó sẽ lặp lại
Các triết lý này được các nhà phân tích kỹ thuật công nhận đúng và coi là tiền đề của phương pháp đầu
ư này.
1.1. Giá phản ánh tất cả các hành động của thị trường
Theo phân tích kỹ thuật, giá cổ phiếu phản ánh tất cả các yếu tố như: xu hướng thị trường, môi trường kinh
ế chính trị, biến động vĩ mô, vi mô , tâm lý các nhà đầu tư, tin tức, tin đồn, kết quả hoạt độn kinh doanh…
Do vậy, khi đầu tư , không cần quan tâm đến các yếu tố khác, chỉ cần chú trọng vào sự biến động của giá
và tìm cách phát hiện ra xu hướng dịch chuyển của giá để đưa ra các chiến lược giao dịch phù hợp.
Từ nguyên lý của phân tích kỹ thuật này, chúng ta rút ra một hệ quả đó là: không dùng các yếu tố cơ bản
in tức… để định hướng giá cổ phiếu. Hãy quan tâm đến hành động của giá trên biểu đồ.
Điều này được chứng minh khá đúng trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư, vì quá tin tưởng vào các nhận định
của mình, vào các tin tức mà mình thu thập được, nên kiên quyết giữ cổ phiếu mặc dù giá cổ phiếu đó
đang trong xu hướng đi xuống và chưa có dấu hiệu hồi phục nên đã gánh chịu những thua lỗ khá nặng nề.
1.2. Giá dịch chuyển theo xu hướng
Theo nguyên lý này, một khi xu hướng được hình thành thì xu hướng đó sẽ tiếp tục, hơn là đảo chiều. Điều
này có nghĩa rằng, khi giá cổ phiếu vào xu hướng tăng thì nó sẽ tiếp tục tăng, và khi vào xu hướng giảm nó
sẽ tiếp tục giảm. Điều này cũng giống như định luật 1 của NEWTON về quán tính: Một vật thường có
khuynh hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động của nó…Tâm lý con người cũng vậy, một khi hình thành
đức tin thì sẽ tiếp tục theo đức tin đó…
Thị trường có nhiều cổ phiếu, đi theo xu hướng và tăng giá một cách không ngừng nghỉ và được mệnh
danh là hoa hậu của thị trường điển hình như VCS, SLS,…
Xu hướng tăng giá mạnh mẽ của PTB bắt đầu từ cuối năm 2015
Nhưng giá cũng không thể dịch chuyển mãi theo một xu hướng được. Xu hướng hiện tại sẽ dừng lại cho
đến khi có những dấu hiệu đảo chiều. Và nhiệm vụ của nhà phân tích kỹ thuật đó chính là xác định đúng xu
hướng và các dấu hiệu đảo chiều này.
Nhiều nhà đầu tư trên thị trường, do không xác định được xu hướng nên thường mua bán lung tung và dẫn
đến thua lỗ. Nếu bạn không xác định được xu hướng giá cổ phiếu là tăng hay giảm, thì không nên tham gia
mua bán cổ phiếu nhé. Xu hướng là bạn, hãy hành động theo xu hướng, mỗi lần mua hay bán, bạn hãy
đặt ra cho mình câu hỏi, xu hướng hiện tại là gì, nó còn tiếp tục hay là đã có các dấu hiệu đảo chiều. Làm
được điều này, chắc chắn bạn là nhà phân tích kỹ thuật tài ba và đầu tư thành công
1.3. Quá khứ tự nó sẽ lặp lại
Khi nghiên cứu các hành động của thị trường thông qua các biến động của giá, thực chất là chúng ta đang
nghiên cứu tâm lý của các nhà đầu tư. Tâm lý của bất kỳ nhà đầu tư nói riêng hay là con người nói chung
huờng có xu hướng rất khó để thay đổi.
Nhà đầu tư Livermore- một người có nhiều thành công và cũng không ít thất bại trên thị trường- cho rằng
Chẳng có gì mới trên phố wall hay trong các hoạt động đầu cơ chứng khoán. Những cái đã xảy ra trong
quá khứ, rồi lại sẽ tiếp tục lặp lại trong tương lai. Điều này là do bản chất con người không thay đổi, cảm
xúc của con người sẽ luôn luôn chi phối các giao dịch của nhà đầu tư. Và rốt cục, chính con người sẽ điều
khiển mọi hoạt động trên TTCK.
Chính bởi điều này, cho nên khi giá cổ phiếu dịch chuyển, thường tạo ra các mẫu hình, mô hình, chỉ báo…
ặp đi lặp lại trên một cơ sở nhất định, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. Một số mẫu hình kinh điển như cốc
ay cầm, mô hình nền phẳng… được ứng dụng khá rộng rãi. Ngoài ra các tín hiệu giao cắt của các chỉ báo
như: Đường trung bình, MACD, Stochastic… cũng được áp dụng khá hiệu quả ( Chi tiết về các mẫu hình
này, các bạn có thể đọc trong phần tiếp theo hoặc tham gia các khóa học của chúng tôi).
Tín hiệu mua bán cổ phiếu CVT dựa trên tính lặp lại của sự giao cắt của giá với đường MA20
2. Những lưu ý khi sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật
Khi ứng dụng phân tích kỹ thuật cho chúng ta khá nhiều cơ hội đầu tư. Giúp chúng ta trả lời được câu hỏ
giao dịch cổ phiếu nào, khi nào giao dịch, và giao dịch như thế nào. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật không
phải là tuyệt đối hoàn hảo. Nó luôn luôn tồn tại các lỗi, các điểm mù riêng. Với đa số các nhà đầu tư
hông thường, việc nhận diện được các lỗi này thường rất khó.
Trong khi đó, Thực tế chứng minh rằng, khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng thì giá cổ
phiếu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi đầu tư theo cơ bản của doanh nghiệp, thời gian đầu tư thường khá
dài, và ít nhà đầu tư có thể theo được. Đây chính là điểm yếu của phân tích cơ bản
Vì vậy, kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là lựa chọn phù hợp cho nhiều người. Phân tích
cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư có một danh sách theo dõi mua rất tiềm năng gồm các cổ phiếu tốt và có động
ực tăng trưởng trong tương lai. Đồng thời, ứng dụng phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà đầu tư chọn được thờ
điểm mua bán hợp lý. Nhà đầu tư sẽ không bị “chôn vốn”, và tránh được các lỗi, các điểm mù của phân
ích kỹ thuật.