Để thành công trong đầu tư chứng khoán thì phân tích kỹ thuật là bước khá quan trọng. Nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng giỏi trong việc phân tích để đạt hiệu quả tối ưu. Vậy Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán là gì?
Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung – cầu đối với cổ phiếu. Việc này giúp cho nhà đầu tư quyết định thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị trường.
Đặc điểm của phân tích kỹ thuật
Nếu như phân tích cơ bản (fundamental analysis) – PTCB được sử dụng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thì phân tích kỹ thuật (PTKT) tập trung vào việc nghiên cứu giá cả chứng khoán và khối lượng giao dịch.
Các công cụ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để xem xét các tác động của cung và cầu đối với một cổ phiếu sẽ ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu đó như thế nào.
PTKT thường được sử dụng trong các chiến thuật đầu tư trong ngắn hạn.
Bài viết tham khảo: HƯỚNG DẪN ĐỌC BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN
Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật chứng khoán
Ưu điểm phân tích kỹ thuật chứng khoán
- Xác định các tín hiệu để phân tích xu hướng giá của chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư thành công trong các chiến lược đầu tư.
- Diễn biến giá thường đi trước phân tích cơ bản. Bằng cách tập trung vào diễn biến giá, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ dự đoán được giá trong tương lai.
- Nếu phân tích cơ bản thường được sử dụng để ra quyết định đầu tư thì phân tích kỹ thuật được dùng để xác định điểm mua vào và điểm bán ra của cổ phiếu. Nghĩa là giúp xác định mức hỗ trợ và kháng cự.
Nhược điểm phân tích kỹ thuật chứng khoán
- Không phải tất cả tín hiệu và mô hình kỹ thuật đều hoạt động đúng. Khi bạn bắt đầu nghiên cứu phân tích kỹ thuật, bạn sẽ gặp nhiều mô hình và chỉ số với các quy tắc để kết hợp.
- Phân tích kỹ thuật khá chủ quan và những ý kiến cá nhân có thể được phản ánh trong phân tích. Mọi thứ đều có tính tương đối.
- Trên thị trường chứng khoán sẽ có nhiều yếu tố tác động mà chúng không thể lường trước và không thể được phát hiện ra khi phân tích kỹ thuật. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản không đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả 100% cho các chiến lược đầu tư.
Bởi vậy, các nhà đầu tư cần có một chiến lược quản lý rủi ro để hạn chế tác động của các biến động bất lợi tác động tới danh mục đầu tư của mình.
Bài viết tham khảo: CÁCH MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Các trường phái phân tích kỹ thuật phổ biến trong chứng khoán
Có rất nhiều trường phái phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán được áp dụng. Trong đó có thể tổng hợp lại được một vài trường phái tiêu biểu như sau.
Trường phái theo lý thuyết Dow và sóng Elliott
Trường phái này tập trung phân tích các sóng và tìm điểm vào lệnh trong các sóng đẩy. Cũng như chốt lời khi giá đạt điểm tới hạn của sóng.
Ngược lại, bạn nên né tránh những đợt sóng hiệu chỉnh và vào lệnh khi xác nhận hoàn thành sóng hiệu chỉnh.
Trường phái giao dịch theo Ichimoku
Trường phái này sử dụng độc lập công cụ Ichimoku trong giao dịch. Để xác định thời gian và mục tiêu giá cho các giao dịch.
Công cụ này sử dụng các đám mây Khumo. Cũng như các đường Tenkan hay Kijun, các đường hỗ trợ và kháng cự. Như việc xác nhận mức độ mạnh yếu của một xu hướng giá, từ đó xác định điểm vào lệnh vào thời gian chốt lời.
Trường phái giao dịch theo các đường trung bình (SMA, WMA và EMA)
Nhìn chung trường phái này sử dụng các đường trung bình (MA, WMA hoặc EMA) để xác nhận hỗ trợ và kháng cự trong quá trình giao dịch. Họ có thể kết hợp với một vài tín hiệu như RSI, MACD… để đạt hiệu quả tối ưu.
Ở đây thường giao dịch theo sau xu hướng. Họ chờ khi các tín hiệu xác nhận phá vỡ mới vào lệnh. Cụ thể như các đường MA ngắn hạn cắt lên đường MA dài hạn, hay đường giá cắt lên các đường MA…
Trường phái giao dịch theo đường hỗ trợ, kháng cự hay xu hướng
Cũng dựa trên nền tảng giao dịch theo sau xu hướng. Họ thường chờ các điểm xác nhận để vào lệnh và tuân thủ theo các đường xu hướng. Chỉ hành động bán khi giá phá vỡ đường xu hướng theo chiều ngược lại.
Trường phái này có kết hợp thêm các chỉ báo khác để tăng thêm tính tin cậy như RSI, MACD, khối lượng….
Trường phái giao dịch theo các mẫu hình
Trường phái này tập trung vào nghiên cứu các mẫu hình giá có độ chính xác cao như flag, vai đầu vai, hai đỉnh, hai đáy, cánh bướm, tam giác, hình hộp, nền phẳng, zigzag, ….để đưa ra dự báo cho mục tiêu giá.
Họ thường kết hợp đo theo Fibonacci hay kết hợp với khối lượng để tìm thêm sự chắc chắn.
Một số trường phái khác
Ngoài ra còn có các trường phái khác nhưng ít tín đồ hơn như GANN, Bollinger Band….
Như vậy, nhà đầu tư có rất nhiều lựa chọn về mặt lý thuyết để áp dụng cho mình một trường phái nhất định, nhằm phù hợp với tâm lý và phong cách bản thân.
Tuy nhiên, trong thực tế thì cũng có rất nhiều người áp dụng kết hợp nhiều trường phái để phân tích trước khi đưa ra quyết định. Dẫu vậy, khi mới giao dịch thời gian đầu họ đều mắc phải rất nhiều sai lầm. Và nếu không có người khác chỉ điểm thì sự trả giá sẽ rất đắt về tiền cũng như thời gian.
Vai trò của phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
PTKT đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với 03 chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán.
- Công cụ báo động: PTKT cảnh báo sự phá vỡ các ngưỡng an toàn gồm hỗ trợ & kháng cự và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới. Hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với nhà đầu tư, việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm sẽ giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời.
- Công cụ xác nhận: Mỗi phương pháp PTKT được sử dụng kết hợp với các PTKT khác. Hoặc các phương pháp PTCB để đánh giá về xu thế của giá chứng khoán. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn.
- Công cụ dự đoán: Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của PTKT để dự đoán giá tương lai với kỳ vọng về khả năng dự đoán tốt hơn.
Bài viết tham khảo: CÁCH ĐỌC BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN
Tính chất của phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
Nhà đầu tư khi sử dụng PTKT nên lưu ý một số tính chất sau:
- Độ trễ: Khoảng thời gian từ lúc trạng thái thị trường đã xảy ra cho đến khi phép phân tích chỉ ra được trạng thái đó. Trong cùng một phương pháp phân tích, số phiên tính toán càng lớn thì độ trễ càng lớn. Nhà đầu tư càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng mong muốn độ trễ nhỏ bấy nhiêu.
- Độ nhạy: Sự kịp thời trong phản ánh các biến động của thị trường. Tính chất này ngược lại với độ trễ.
- Độ chính xác: Tính ít sai sót trong phản ánh các biến động của thị trường. Tuy nhiên độ chính xác và độ nhạy lại đối nghịch với nhau.
- Số phiên tính toán: Số phiên lấy dữ liệu tính toán cho một giá trị của phân tích. Ví dụ về trung bình động với số phiên lấy dữ liệu là 5 phiên. Nhà đầu tư càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng chọn số phiên tính toán càng nhỏ bấy nhiêu.
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ nội dung về Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư. Chúc bạn thành công!
Bài viết tham khảo: