PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

5 mn read

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là một phương pháp giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan chính xác hơn về doanh nghiệp mà họ muốn đầu tư. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem là một cách không thể bỏ qua của bất kỳ nhà đầu tư nào trong lĩnh vực bất động sản. Nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn cụ thể hơn, rõ hơn về hoạt động này, Thịnh Vượng Tài Chính xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau đây. Muốn tiếp nhận thêm nhiều hơn nữa kiến thức hữu ích thì đừng ngại xem ngay các thông tin dưới đây, bạn nhé!

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp – Khả năng thanh toán là gì?

Trong phân tích, khả năng thanh toán có lẽ là cụm từ mà nhà đầu tư được nghe nhắc đến nhiều. Khả năng thanh toán chính là khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để ứng phó. Đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp. Thông qua đây nhà đầu tư có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp như thế nào.

Xem thêm: CHỈ SỐ PEG LÀ GÌ?

Từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời. Khả năng thanh toán được đo bằng lượng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp so với tổng số nợ mà doanh nghiệp  đang gánh chịu.

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp Techcombank

Khi thực hiện phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp; nhà đầu tư thường dựa vào các chỉ số và các chỉ tiêu cơ bản; phù hợp nhất. Một số chỉ tiêu đó như sau:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát hay còn gọi là hệ số hiện hành. Hệ số này được tính với công thức tổng quát như sau:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng số Tài sản/ Tổng số nợ phải trả

 Chỉ tiêu này được sinh ra với mục đích cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý; sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó phản ánh một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản mà hiện doanh nghiệp đang có. Thông thường các chủ nợ sẽ yên tâm hơn khi doanh nghiệp có hệ số này cao và luôn luôn lớn hơn 1. 

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Có thể nói, đây là chỉ tiêu khái quát nhất phản ánh năng lực thanh toán của một doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết, khi trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” bằng một. Doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát.

Nếu trị số của chỉ tiêu này lớn hơn 1, doanh nghiệp có thừa khả năng thanh toán tổng quát. Nếu trị số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (ngắn hạn)

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp được định nghĩa là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn. Công thức áp dụng để tính hệ số này như sau:                                

Hhh = Tài sản/Nợ ngắn hạn

H ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Cách nhận biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua hệ số hiện thời

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
  • Nếu Hhh < 1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả. khóa học hành chính nhân sự.
  • Nếu Hhh > 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu hệ số này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao; rủi ro phá sản của doanh nghiệp thấp. 
  • Nếu Hhh tiến dần về 0 thì doanh nghiệp  khó có khả năng có thể trả được nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp  đang gặp khó khăn và có nguy cơ bị phá sản.

Ngoài ra, khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, người ta thường hay dựa vào các chỉ số thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán lãi vay và hệ số khả năng chi trả bằng tiền mặt.

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền và tương đương tiền / Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền / Nợ đến hạn, quá hạn

 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Lãi vay phải trả

Hệ số khả năng chi trả bằng tiền

Hệ số khả năng chi trả bằng tiền = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / Nợ ngắn hạn bình quân

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp là việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần phải thực hiện khi tham gia vào bất kỳ doanh nghiệp. Bởi lẽ đây sẽ là phương pháp giúp bạn có cái nhìn một cách chính xác hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thể tự phân tích được và lựa chọn ra doanh nghiệp phù hợp với mình. Từ đó, đầu tư một cách an toàn và hiệu quả hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản