Trong thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư thường sử dụng các phương thức phân tích phù hợp để đạt hiệu quả sinh lời cao. Trong đó, phương pháp phân tích cơ bản cổ phiếu đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Vậy Phân tích cơ bản cổ phiếu là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau.
Phân tích cơ bản cổ phiếu là gì?
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu. Nhằm chỉ ra giá trị nội tại (Intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường.
Bài viết tham khảo: PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?
Cách xác định giá trị nội tại của cổ phiếu
- Nghiên cứu tổng thể về tình hình chính trị. Đặc điểm của ngành, của chính công ty nhằm xác định giá trị nội tại của cổ phiếu.
- Chủ yếu tập trung vào thế mạnh của công ty và các số liệu tài chính để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu.
- Dùng giá trị nội tại đã phân tích được để so sánh với giá thị trường của cổ phiếu. Điều này hằm đánh giá xem cổ phiếu đang phân tích là đắt hay rẻ. Có đáng để đầu tư không.
- Phân tích tài chính cơ bản: Phân tích tài chính cơ bản là các nghiên cứu xác định trị giá của công ty và các nhân tố làm cho giá trị của công ty lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị của cổ phiếu đang được mua bán. Một khi đã xác định được trị giá của công ty, ta có thể xác định được giá cổ phiếu của công ty đó đang được bán cao hơn hay thấp hơn giá trị thực của công ty. Do đó, điểm quan trọng trong phân tích tài chính cơ bản là nghiên cứu các báo cáo tài chính để phân tích doanh số. Thu thập và các khuynh hướng lợi nhuận.
- Phân tích tài chính cơ bản không bao gồm việc phân tích thị trường hoặc xu hướng thị trường. Không cần nghiên cứu hậu quả của số lượng người mua hay người bán tăng hay giảm. Thay vào đó là nghiên cứu liệu giá chứng khoán tăng hay giảm trong ngày giá thị trường đang giảm. Đó chính là điểm khác biệt giữa phân tích tài chính cơ bản với Phân tích kỹ thuật.
Mục đích của phân tích cơ bản cổ phiếu
Khi phân tích các chỉ số tài chính của một công ty như: Khả năng thanh toán nhanh, Doanh lợi doanh thu (ROS), lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS), cổ tức trên một cổ phiếu (DPS), chỉ số giá trên thu nhập (P/E)… Từ đó, giúp nhà đầu tư thấy được lợi ích cũng như rủi ro khi đầu tư vào công ty đó. Giúp họ có thể lựa chọn được một số cổ phiếu thích hợp cho danh mục đầu tư của mình. Đồng thời, nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro.
Bài viết tham khảo: HƯỚNG DẪN CHƠI CHỨNG KHOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Yếu tố để phân tích cơ bản cổ phiếu
Những thông tin chung về công ty
- Lịch sử hình thành và phát triển.
- Chức năng và lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị.
- Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
Các báo cáo tài chính của công ty
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo kế toán tổng thể phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp trên hai mặt. Giá trị và nguồn hình thành tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn.
- Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu của tài sản.
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp với tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng.
Bài viết tham khảo: CÁCH ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động kinh doanh khác. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào lưu chuyển tiền tệ, người phân tích có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, tăng khả năng thanh toán luồng tiền trong kỳ tiếp theo.
Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh.
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư.
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính.
Bài viết tham khảo: CÁCH ĐỌC BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN
Các phương pháp sử dụng trong phân tích cơ bản cổ phiếu
Phương pháp so sánh là gì?
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính công ty. Để vận dụng phép so sánh trong phân tích cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh của chỉ tiêu phân tích cũng như kỹ thuật so sánh.
Tiêu chuẩn so sánh
Là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh khi phân tích, người ta thường lựa chọn cái gốc sau:
- Sử dụng số liệu từ nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính.
- Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành.
- Sử dụng các số kế hoạch, số dự đoán để đánh giá doanh nghiệp có đạt các mục tiêu tài chính trong năm.
Điều kiện so sánh
Các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán, cùng đơn vị đo lường.
Kỹ thuật so sánh
- So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu quả giữa trị số của kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Việc so sánh này cho thấy sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu phân tích.
- So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Việc so sánh này phản ánh mối quan hệ tỷ lệ. Kết cấu từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc là tốc độ phát triển của các chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ khác nhau.
- So sánh bằng số bình quân: Là chỉ tiêu phản ánh tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích. Việc so sánh này phản ánh chỉ tiêu phân tích của doanh nghiệp đã ở mức hợp lý so với số bình quân hay là so với xu hướng chung chưa?
Hình thức so sánh
- Lập bảng so sánh
- Vẽ biểu đồ so sánh
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ nội dung về Phân tích cơ bản cổ phiếu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về phương pháp này. Đồng thời giúp nhà đầu tư có lựa chọn đúng đắn trong quá trình đầu tư. Chúc các bạn đầu tư thành công!
Bài viết tham khảo: