Phân tích cân bằng tài chính là một nội dung có vai trò quan trọng đối với việc quản trị tài chính doanh nghiệp. Qua việc phân tích này, các doanh nghiệp sẽ có những đánh giá về sự phù hợp giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn của mình. Cùng tìm hiểu về hoạt động này qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Cân bằng tài chính là gì?
Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản. Bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tương ứng với tài sản sẽ là nguồn vốn hình thành tài sản.
Bạn có thể tham khảo thêm về nguồn vốn của doanh nghiệp tài bài viết: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP của mình nhé!
Cân bằng tài chính còn được gọi là đảm bảo tình hình vốn cho hoạt động kinh doanh. Đây chính là sự cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn) của công ty. Khả năng cân bằng tài chính phản ánh khả năng đảm bảo đầy đủ nhu cầu về vốn hình thành tài sản để công ty hoạt động hiệu quả, liên tục.
Nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị mất cân đối giữa tài sản và nguồn vốn; chính là lúc doanh nghiệp bị mất cân bằng tài chính. Điều này sẽ làm cho nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không được đảm bảo. Và công ty sẽ bị rơi vào tình trạng khó khăn về dòng tiền khi thanh toán nợ.
Để đảm bảo cân bằng tài chính, doanh nghiệp sẽ phải cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng tài chính.
Phân tích cân bằng tài chính
Nguyên tắc cân bằng tài chính là gì?
Như nói ở trên, nguyên tắc cân bằng tài chính sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được sự cân bằng tài chính của mình và tránh tình trạng khó khăn.
Khả năng cân bằng tài chính doanh nghiệp được tiếp cận theo 2 cách:
Cân bằng tài chính theo quan điểm luân chuyển vốn
Cách này dựa vào tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán. Tổng giá trị tài sản luôn bằng với tổng giá trị nguồn vốn. Nó được thể hiện ở phương trình:
VCSH + Vốn vay + Vốn thanh toán = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn + Tài sản thanh toán
Một dạng biến đổi khác của phương trình trên đó là:
( Vốn chủ sở hữu + Vốn vay) – ( Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn) = Tài sản thanh toán – Nguồn vốn thanh toán
Tham khảo thêm: PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN TRONG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Cân bằng tài chính theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ
Phân tích cân bằng tài chính theo tính ổn định của nguồn tài trợ được thực hiện dựa trên cơ sở phân chia nguồn hình thành tài sản thành 2 loại: Nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
- Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn. Nó còn được gọi là nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn vốn này bao gồm các khoản Nợ ngắn hạn.
- Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng trong thời gian dài của quá trình hoạt động. Nguồn vốn này tồn tại 1 cách thường xuyên ở trong doanh nghiệp trong chu kỳ kinh doanh. Đây là nguồn vốn để tài trợ cho tài sản sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó còn được gọi là nguồn tài trợ thường xuyên. Nguồn vốn dài hạn bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn.
Nguyên tắc cân bằng tài chính là:
- Thời gian của nguồn vốn tài trợ phải không thấp hơn tuổi thọ của tài sản được tài trợ.
- Và yêu cầu về độ an toàn, ổn định trong việc tài trợ thì: Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi Nguồn vốn dài hạn và Nguồn vốn ngắn hạn chỉ trợ cho Tài sản ngắn hạn.
Nội dung phân tích cân bằng tài chính
Khi phân tích cân bằng tài chính theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ, cần phải xác định biến động của chỉ tiêu:
Vốn luân chuyển = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn = Nguồn vốn ngắn hạn – Tài sản ngắn hạn
Tìm hiểu thêm: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DUPONT
- Trường hợp Nguồn vốn dài hạn > Tài sản dài hạn: doanh nghiệp có vốn lưu chuyển. Lúc này doanh nghiệp có thể đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra. Chẳng hạn như việc phá sản của khách hàng lớn nào đó; hoặc việc cắt giảm tín dụng của nhà cung cấp, việc thua lỗ nhất thời,… Doanh nghiệp đảm bảo “ cân bằng tài chính”
- Trường hợp Nguồn vốn dài hạn < Tài sản dài hạn: doanh nghiệp không có vốn lưu chuyển. Đồng nghĩa doanh nghiệp nếu đã dùng 1 phần nguồn vốn có thể sử dụng trong ngắn hạn để tài trợ cho Tài sản dài hạn. Lúc này doanh nghiệp bị “mất cân bằng tài chính”.
- Trường hợp Nguồn vốn dài hạn = Tài sản dài hạn: Nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Cân bằng tài chính lúc này vẫn đạt được nhưng không ổn định cao. Vẫn có thể tiềm tàng nguy cơ mất cân bằng tài chính.
Ý nghĩa của phân tích cân bằng tài chính
Phân tích cân bằng tài chính sẽ giúp cho những người sử dụng thông tin biết được mức độ đáp ứng vốn cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, có thể biết được sự ổn định, bền vững; cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn. Và cả những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.
Để có thể đưa ra được những giải pháp tài chính thích hợp nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp luôn có đủ khả năng đáp ứng tài sản cho nhu cầu kinh doanh của mình. Đảm bảo cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán; tránh tình trạng phá sản có thể xảy ra.
Tham khảo: PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
Điều kiện tiên quyết để bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp luôn được diễn ra liên tục và hiệu quả đó chính là phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn, Vì cân bằng tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản nên khi phân tích cân bằng tài chính; các nhà phân tích thường xem xét theo quan hệ cân đối giữa tình hình tài trợ tài sản với mức độ an toàn của nguồn tài trợ (nguồn huy động); và cả mối quan hệ cân đối giữa tài sản với mức độ ổn định của nguồn tài trợ.
Lời kết
Vậy là bài viết mình đã thông tin đến các bạn khái niệm về cân bằng tài chính là gì; cũng như cách phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức hữu ích nhé!
Bài viết tham khảo: