Phân phối trong chứng khoán là gì? Những quy định hiện hành về hoạt động phân phối chứng khoán? Hoạt động phân phối chứng khoán được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Phân phối trong chứng khoán là gì?
Phân phối chứng khoán là việc bán chứng khoán thông qua đại lý hoặc bảo lãnh phát hành trên cơ sở hợp đồng. Bên cạnh đó, phân phối chứng khoán là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Đọc thêm: PHIÊN PHÂN PHỐI LÀ GÌ?
Phương thức phân phối chứng khoán
Việc chào bán chứng khoán thường được tiến hành thông qua các tổ chức bảo lãnh hay đại lý phát hành là các trung gian. Thế nhưng, trong một số trường hợp, tổ chức phát hành cũng có thể tự đứng ra chào bán chứng khoán. Tóm lại, có thể hiểu là có ít nhất ba phương thức phân phối chứng khoán: phân phối chứng khoán thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành; phân phối chứng khoán thông qua tổ chức đại lý phát hành và tổ chức phát hành tự phân phối chứng khoán.
Phân phối chứng khoán thông qua tổ chức bảo lãnh hay đại lý phát hành
Đây hoạt động phân phối chứng khoán theo đó công ty phát hành sử dụng dịch vụ phân phối chứng khoán của các công ty chứng khoán; chủ thể kinh doanh trên thị trường chứng khoán.
Tổ chức bảo lãnh phát hành hay đại lý phát hành là một trong những nghiệp vụ kinh doanh của các công ty chứng khoán.
Tổ chức phát hành tự phân phối chứng khoán
Là phương thức chào bán chứng khoán theo đó tổ chức phát hành trực tiếp đảm nhiệm việc phân phối chứng khoán đến tay người đầu tư; chứ không cần thông qua tổ chức trung gian nào. Phương thức phân phối chứng khoán này chỉ được sử dụng trong một vài trường hợp nhất định.
Đó là khi công ty phát hành hoặc bản thân chứng khoán chào bán có những ưu điểm, lợi thế và đảm bảo việc phân phối chứng khoán sẽ diễn ra thuận tiện, nhanh chóng. Với phương thức phân phối chứng khoán này, tổ chức phát hành sẽ tiết kiệm được khá nhiều những chi phí đáng lẽ phải bỏ ra để thuê trung gian phân phối chứng khoán.
Nếu tổ chức phát hành là công ty lâu đời, có uy tín lớn, thì uy tín của công ty đã làm cho cổ phiếu mà công ty khi chào bán đã đủ hấp dẫn với các nhà đầu tư và hứa hẹn sẽ được phân phối hết. Cho nên, các công ty này để tiết kiệm chi phí chào bán chứng khoán, họ sẽ không cần sử dụng dịch vụ bảo lãnh hay đại lý phát hành mà tự mình đứng ra thực hiện việc chào bán chứng khoán.
Trong trường hợp công ty chào bán quyền mua cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu: Nếu giá cổ phiếu bán cho các cổ đông có quyền mua thấp hơn giá thị trường; là công ty làm ăn phát đạt. Lúc này công ty sẽ dễ bán hết số quyền mua cổ phiếu mà không cần sử dụng tới bất cứ hình thức bảo lãnh nào. Nhưng nếu trường hợp quyền mua cổ phiếu không được thực hiện; số cổ phiếu đó sẽ được chào bán ra công chúng.
Hoạt động phân phối chứng khoán
Hoạt động phân phối chứng khoán được thực hiện tuân theo các nguyên tắc tại Điều 26 Luật chứng khoán năm 2019 như sau:
Điều kiện phân phối chứng khoán
Việc phân phối chứng khoán chỉ được thực hiện sau khi tổ chức phát hành bảo đảm người mua chứng khoán tiếp cận Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng; được công bố tại các địa điểm ghi trong Bản thông báo phát hành.
Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin trung thực, chính xác, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành.
Cách thức thực hiện phân phối chứng khoán
– Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải phân phối chứng khoán công bằng, công khai và bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng khoán cho nhà đầu tư tối thiểu là 20 ngày; trừ trường hợp chứng khoán chào bán là chứng quyền có bảo đảm, và thời hạn này phải được ghi trong Bản thông báo phát hành.
– Trường hợp số lượng chứng khoán đăng ký mua vượt quá số lượng chứng khoán được phép phát hành thì tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải phân phối hết số chứng khoán được phép phát hành cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư.
– Tiền mua chứng khoán phải được chuyển vào tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho đến khi hoàn tất đợt chào bán và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Tìm hiểu thêm: KHÁI NIỆM THANH KHOẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Thời hạn hoàn thành việc phân phối chứng khoán
– Tổ chức phát hành phải hoàn thành việc phân phối chứng khoán trong thời hạn 90 ngày; kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực. Trường hợp tổ chức phát hành không thể hoàn thành việc phân phối chứng khoán ra công chúng trong thời hạn này; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn việc phân phối chứng khoán nhưng tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp đăng ký chào bán chứng khoán cho nhiều đợt thì khoảng cách giữa đợt chào bán sau với đợt chào bán trước không quá 12 tháng.
– Tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, kèm theo văn bản xác nhận của ngân hàng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán.
– Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải chuyển giao chứng khoán; hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng khoán cho người mua trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
Lời kết về phân phối trong chứng khoán là gì?
Trên đây là những thông tin về phân phối trong chứng khoán là gì; hoạt động phân phối chứng khoán được thực hiện như thế nào theo quy định. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn những thắc mắc về vấn đề này. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có thể tham khảo thêm những kiến thức hữu ích về thị trường chứng khoán và cách giao dịch chứng khoán, cổ phiếu hiệu quả tại các bài viết khác của Thịnh Vượng Tài Chính nhé!
Bài viết tham khảo: