Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, những nhà đầu tư mới thường bị nhầm lẫn và chưa hiểu rõ về hai khái niệm chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Vậy chứng khoán cơ sở là gì? Chứng khoán phái sinh là gì? Làm thế nào để phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé!
Chứng khoán cơ sở là gì?
Chứng khoán cơ sở ( tiếng anh là Underlying Security) là một loại chứng khoán được sử dụng để làm tài sản cơ sở cho chứng quyền. Đây là cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Điều kiện là các chứng khoán cơ sở phải thuộc chỉ số VN30, HNX30. Đồng thời, phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí như:
- Tính thanh khoản
- Chứng chỉ quỹ ETF buộc phải niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
- Tỷ lệ tự do chuyển nhượng
- Kết quả hoạt động kinh doanh
- Một số yêu cầu khác
Như đã đề cập ở trên, loại hình chứng khoán này dùng để làm tài sản cơ sở cho chứng quyền. Vậy Chứng quyền là gì? Bạn có thể xem thông tin về chứng quyền tại bài viết: CHỨNG QUYỀN LÀ GÌ? của mình nhé!
Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh( tiếng Anh là Derivatives) là một công cụ tài chính. Giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào tài sản cơ sở; (một hay nhiều loại tài sản cơ sở). Chứng khoán phái sinh được xem như là đòn bẩy tài chính; giúp làm tăng giá trị của cổ phiếu, trái phiếu. Bên cạnh đó, mục đích của chứng khoán phái sinh là đảm bảo giá trị của các cổ phiếu, trái phiếu này vẫn được duy trì ở mức ban đầu. Dù giá trị các cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi hay không.
Thông thường, chứng khoán phái sinh sẽ được nhìn thấy dưới dạng hợp đồng tài chính; và được thiết lập giữa hai bên tham gia. Nhưng các giao dịch trong hợp đồng sẽ được thực hiện vào thời điểm trong tương lai. Trong hợp đồng này sẽ có những quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của việc thanh toán của những bên tham gia.
Giao dịch này thường liên quan đến việc mua hay bán một loại tài sản, cụ thể là tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh. Trong thời hạn tồn tại của đồng, giá trị của chứng khoán phái sinh sẽ có sự thay đổi dựa vào sự biến động giá trị của tài sản cơ sở.
Đọc thêm: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
Để phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh NĐT có thể so sánh qua những điểm khác biệt như: Thị trường giao dịch, các loại lệnh giao dịch, số lượng phát hành/niêm yết; bán khống chứng khoán, số tiền cần để giao dịch, chu kỳ thanh toán…
Thị trường giao dịch
- Chứng khoán cơ sở được giao dịch ngay trên thị trường. Giao dịch chứng khoán cơ sở nó có tính tức thời và không được phép thay đổi hay lựa chọn.
- Chứng khoán phái sinh được giao dịch trên thị trường phái sinh. Thị trường phái sinh có nhiều ưu điểm như hỗ trợ tính thanh khoản cho thị trường cơ sở; như việc nó có cho phép sử dụng đòn bẩy. Bên cạnh đó, nó còn đưa ra những lợi thế tối đa cho nhà đầu tư nắm bắt cơ hội giao dịch; để đoán được xu thế trên thị trường.
Khả năng bán khống
- Chứng khoán cơ sở: Theo quy định tại Việt Nam, nhà đầu tư không được phép thực hiện hoặc hạn chế ở một số thị trường.
- Chứng khoán phái sinh: Thực hiện bằng hình thức tham gia vị thế bán mà không cần có tài sản cơ sở.
Số lượng cổ phiếu được phát hành
- Chứng khoán cơ sở: Có giới hạn, được kiểm soát chặt chẽ số lượng cổ phiếu phát hành. Số lượng chứng khoán phụ thuộc vào các đơn vị tổ chức phát hành.
- Chứng khoán phái sinh: Không có giới hạn, niêm yết tự do, dựa vào cung – cầu của các nhà đầu tư.
Số tiền cần để giao dịch
- Chứng khoán cơ sở: Số tiền tối thiểu cần có để tiến hành giao dịch bằng tổng giá trị số chứng khoán muốn mua. Chứng khoán cơ sở không được ứng dụng đòn bẩy.
- Chứng khoán phái sinh: Vốn bạn cần bỏ ra để giao dịch chứng khoán phái sinh chỉ là một phần giá trị chứng khoán và bạn còn được sử dụng đòn bẩy. Đây là điểm khác biệt tác động tới thị trường.
Thời điểm để chuyển giao và thanh toán
- Đối với chứng khoán cơ sở: thời điểm thanh toán sẽ được diễn ra ngay sau khi kết thúc giao dịch.
- Đối với chứng khoán phái sinh: thời điểm thanh toán được diễn ra trong tương lai.
Thời gian giao dịch
- Chứng khoán cơ sở được giao dịch ở những khung thời gian là: 09h00 – 11h30; 13h00 – 15h00.
- Chứng khoán phái sinh được giao dịch với những khung thời gian là: 08h45 – 11h30; 13h00 – 14h45.
Loại lệnh giao dịch
Cả hai thị trường chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh đều được giao dịch với những loại lệnh giống nhau bao gồm: MOK, MOK, MTL, ATO, ATC, LO.
Như vậy, bài viết đã cung cấp tất cả thông tin về chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Hy vọng các bạn đã nắm được những điểm khác nhau để phân biệt chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở này nhé. Nhìn chung, 2 loại chứng khoán này đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Bạn cần căn cứ vào những điều kiện giao dịch của mình, để có thể lựa chọn loại chứng khoán nào phù hợp. Chúc các bạn có những lựa chọn đúng đắn và đầu tư thành công nhé!
Bài viết tham khảo:
- QUẢN LÍ DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SƠ CẤP VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THỨ CẤP
- THANH KHOẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN