Peg là một chỉ số quan trọng trong tài chính chứng khoán. Đây là một chỉ số không thể thiếu trong quá trình đầu tư của bạn. Đồng thời; peg còn là một sự tìm kiếm hàng đầu của bất kỳ nhà đầu tư nào. Dường như mọi người ai cũng biết về thuật ngữ này và quan tâm; tìm hiểu về nó. Vậy peg là gì trong chứng khoán? Tại sao nó lại có sức hút mạnh mẽ đến vậy? Mời quý vị cùng đọc qua bài viết này của Thịnh Vượng Tài Chính; từ đó tìm ra câu trả lời cho chính mình.
Peg là gì?
THAM KHẢO BÀI VIẾT: PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
Peg là một chỉ số được dùng trong phân tích chứng khoán. Đây là chỉ số so sánh giữa P/E (Price to Earnings ratio) với tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (EPS Growth Rate) của cổ phiếu. PEG được xem là số tiền phải trả cho 1 đồng thu nhập; hay P/E chính là số năm hòa vốn nếu lợi nhuận không đổi. PEG có tên tiếng anh là Price Earnings to Growth. Nó còn được gọi là hệ số PEG, tỷ số PEG. Nó được ngài Peter Lynch khởi xướng đầu tiên trong giới phân tích chứng khoán và là một chỉ số định giá.
Ý nghĩa của chỉ số peg là gì?
Chỉ số peg sẽ đánh giá được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Khi PE = G hay PEG = 1
Khi chỉ số P/E của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng (G) bằng nhau (hay PEG = 1); điều này có nghĩa là thị trường đang định giá cổ phiếu hoàn toàn tương đồng với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của nó.
Nói cách khác, tăng trưởng thu nhập EPS của cổ phiếu đã được thị trường định giá đầy đủ vào giá của cổ phiếu. Cổ phiếu đang ở giá trị thực của nó.
Khi PE > G hay PEG > 1
Chỉ số PEG lớn hơn 1, nó đồng nghĩa với việc:
- Cổ phiếu đó đang được định giá quá cao;
- Hoặc, thị trường đặt kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu này cao hơn mức tăng trưởng công bố.
Các cổ phiếu tăng trưởng thường có tỷ số PEG lớn hơn 1, bởi các nhà đầu tư sẵn lòng trả nhiều hơn cho một cổ phiếu được kỳ vọng là có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là do thu nhập được dự báo thấp hơn trong khi giá cổ phiếu vẫn ổn định vì nhiều lý do khác.
Khi PE < G hay PEG < 1
Khi PE < G hay PEG < 1 sẽ là một dấu hiệu cho thấy:
- Có khả năng cổ phiếu đó đang bị định giá thấp;
- Hoặc là, thị trường đang không kỳ vọng doanh nghiệp có thể đạt được tăng trưởng thu nhập giống như những dự báo mà doanh nghiệp đưa ra.
Ưu điểm của peg là gì?
- Khi sử dụng chỉ số peg vào chứng khoán; nhà đầu tư có thể tính được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trong quá khứ;
- Bên cạnh đó; peg còn giúp nhà đầu tư định giá chính xác các loại cổ phiếu khác nhau; qua đó họ sẽ có được những sự lựa chọn hợp lý nhất;
- Đồng thời; chúng ta có thể thấy rằng; peg là chỉ số dùng để nhận biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; công ty.
Công thức tính chỉ số PEG là gì?
Để xác định được chỉ số peg; chúng ta có thể áp dụng công thức sau:
PEG = PE / Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G)
Trong đó:
- P/E: chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earnings per Share).
- Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G): được tính theo kết quả dự phóng EPS (forward EPS)
Ghi chú: EPS là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường của các cổ đông, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Khi nói đến chỉ số P/E, bạn nên hiểu đơn giản là trailing P/E – được tính toán dựa trên số liệu của 4 quý liên tiếp.
Ví dụ về peg là gì
Ở đây chúng tôi xin lấy ví dụ về giá cổ phiếu của công ty chứng khoán TCBS (Công ty con của ngân hàng Techcombank) và cổ phiếu của một công ty chứng khoán khác với tên gọi là công ty A.
Công ty A:
Giá cổ phiếu: đ 46
EPS năm nay: đ 2,09
EPS năm ngoái: đ 1,74
Công ty TCBS:
Giá cổ phiếu: đ 80
EPS năm nay: đ 2,67
EPS năm ngoái: 1,78
Với thông tin; chúng ta có thể tính peg cho từng công ty như sau:
Công ty A:
Tỷ lệ P/E = đ 46 / đ 2,09 = 22
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập = ( đ 2,09 / đ 1,74) – 1 = 20%
Tỷ lệ PEG = 22/ 20 = 1,1
Công ty TCBS:
Tỷ lệ P/E = đ 80 / đ 2,67 = 30
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập = ( đ 2,67 / đ 1,78) – 1 = 50%
Tỷ lệ PEG = 30/ 50 = 0,6
Nhiều nhà đầu tư có thể nhìn vào công ty A và thấy nó hấp dẫn hơn; vì nó có tỷ lệ P/E thấp hơn. Tuy nhiên; so với TCBS nó không có tốc độ tăng trưởng đủ cao để chứng minh có P/E của mình. Công ty TCBS đang giao dịch chiết khấu theo tỷ lệ tăng trưởng; và các nhà đầu tư mua công ty đang trả ít hơn cho mỗi đơn vị tăng trưởng thu nhập.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và ủng hộ các bài viết đến từ Thịnh Vượng Tài Chính. Hy vọng qua những thông tin đã cung cấp ở trên; nhà đầu tư sẽ hiểu peg là gì. Đồng thời biết cách tính peg nhanh và chính xác nhất. Lời cuối cùng cho bài viết này, bạn hãy sử dụng chỉ số PEG với góc nhìn tham khảo; qua đó đánh giá triển vọng tương lai và chất lượng công ty một cách khách quan; song không nên lấy nó làm nền tảng cho các định giá chủ quan của mình. Thịnh Vượng Tài Chính tin rằng các nhà đầu tư thông minh chỉ nên mua cổ phiếu có kết quả PEG vừa phải để giảm thiểu rủi ro; và cổ phiếu của Techcombank sẽ là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN