Trái phiếu doanh nghiệp là công cụ nợ do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ. Với những điểm mạnh như có tính ổn định, tính minh bạch thông tin, lãi suất hấp dẫn. Vậy mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro không? Muốn đánh giá được điều này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới này nhé.
1. Trái phiếu doanh nghiệp
1.1 Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp (Business bonds) là một dạng chứng khoán xác nhận người sở hữu các trái phiếu đang cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu vay một khoản tiền nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh .
Khi bạn quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, lúc này bạn được xem là chủ nợ của doanh nghiệp đó. Và doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm phải trả lại toàn bộ khoản gốc, lãi vay cho bạn theo các cam kết đã có khi phát hành ra thị trường.
Chẳng hạn như loại TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TECHCOMBANK
1.2 Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu đem lại nguồn thu đó chính là tiền lãi. Đây chính là khoản thu cố định thường kỳ và nó không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ
Trái phiếu có thời hạn và có quy định lãi suất. Người sở hữu trái phiếu là người cho tổ chức phát hành trái phiếu vay nợ gọi là trái chủ, vốn gốc của khoản nợ đó chính là mệnh giá của trái phiếu, lãi của trái phiếu còn gọi là trái tức.
Bản chất của trái phiếu doanh nghiệp là chứng khoán nợ. Do đó nếu công ty phá sản hay giải thể thì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán khoản vay từ trái phiếu đầu tiên, sau đó mới chia lại cho các cổ đông.
Trái phiếu có thể phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn, vậy nên trái phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán thông thường có thời hạn từ 1 năm trở lên.
Trái phiếu có ba thuộc tính nổi trội của một tài sản tài chính
- Tính sinh lời
- Tính rủi ro
- Tính thanh khoản.
Cùng tìm hiểu xem Trái Phiếu Ngân Hàng Techcombank Và Những Điều Bạn Nên Biết về loại trái phiếu doanh nghiệp này.
1.3 Mệnh giá trái phiếu
Đối với mệnh giá của những dạng chứng khoán này sẽ có những quy định khác nhau như:
- Nếu phát hành tại thị trường trong nước, mệnh giá của trái phiếu doanh nghiệp tối thiểu sẽ là 100.000 đồng/ trái phiếu.
- Nếu phát hành ra thị trường quốc tế, mệnh giá của trái phiếu công ty sẽ phụ thuộc vào quy định của thị trường chứng khoán tại quốc gia phát hành.
1.4 Loại hình trái phiếu
Hiện nay, có một số loại hình sau mà các nhà đầu tư có thể tiến hành mua trái phiếu doanh nghiệp gồm:
- Trái phiếu không chuyển đổi: là dạng chứng khoán có đảm bảo, kèm theo chứng quyền hoặc không kèm theo chứng quyền.
- Trái phiếu chuyển đổi: là dạng trái phiếu có điều kiện đảm bảo, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc không kèm theo chứng quyền tùy thuộc vào mục đích phát hành của công ty.
Bạn có biết CÁCH SO SÁNH CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU
2. Mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro không?
Câu hỏi được quan tâm nhiều nhất chính là Mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro không? Câu trả lời là thông thường rủi ro của trái phiếu nằm ở phía của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp, đã có tình trạng quy mô nhỏ cũng phát hành trái phiếu và nhiều doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh huy động vốn trái phiếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, phát triển dự án. Nếu hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, không trả được nợ gốc, do đó tiền lãi từ trái phiếu sẽ gây thiệt hại cho nhà đầu tư và bất ổn cho thị trường. Rủi ro mất vốn khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu là rất có thể xảy ra.
Cũng từ việc dó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu không chỉ để huy động vốn, tăng quy mô vốn hoạt động, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp mà trong đó có mục đích cơ cấu lại khoản nợ…
Theo đánh giá của các chuyên gia, năm nay do tình hình phức tạp của dịch Covid -19, nhìn chung lãi suất của các ngân hàng đang hạ, trong khi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp vẫn khá cao. Đây là một dấu hiệu có phần bất thường. Do đó, các chuyên gia đã có khuyến cáo nhà đầu tư cần hết sức lưu ý đến khả năng thanh toán, thanh khoản và sức chịu đựng qua thời kỳ dịch bệnh của các doanh nghiệp.
Thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp liên tục gặp khó khăn về vốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để tiếp tục cơ cấu lại nợ.
“Trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất càng cao thì rủi ro sẽ càng lớn. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước chưa được đánh giá tín nhiệm bởi một tổ chức xếp hạng độc lập uy tín nên nhà đầu tư không thể biết “sức khỏe” của doanh nghiệp phát hành trái phiếu như thế nào, đang lỗ hay lãi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Trong khi việc giám sát các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sử dụng vốn huy động có đúng mục tiêu và hiệu quả như thế nào vẫn còn khá lỏng lẻo. Vì vậy nhà đầu tư phải thận trọng khi muốn tham gia vào thị trường này”,TS Lê Đạt Chí, Phó khoa Tài chính (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) chia sẻ.
Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm xuống thấp, nhà đầu tư cá nhân có xu hướng tăng mua trái phiếu doanh nghiệp do có lãi suất cao hơn. Các công ty chứng khoán, ngân hàng cũng đẩy mạnh việc phân phối trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân. Vậy nên việc lựa chọn doanh nghiệp nào cần để đầu tư trái phiếu bạn cần phải cân nhắc.
Nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì lãi suất cao đi kèm với rủi ro cao. Chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và đánh giá được các rủi ro, nhà đầu tư cá nhân mới nên mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
Để tránh được những rủi ro từ việc mua trái phiếu của doanh nghiệp bạn cần đánh giá được những rủi ro có thể xảy ra, cân nhắc trước khi bỏ tiền. Bên cạnh đó, theo dõi các tin tức từ thị trường chứng khoán, phương tiện thông tin đại chúng để biết thêm các thông tin xảy ra hằng ngày.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là tiềm năng, song nhà đầu tư cần phải trang bị kiến thức và tìm hiểu kỹ để nhận diện rõ rủi ro trước khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt, không nên chạy theo lãi suất cao mà đầu tư trái phiếu, bởi lãi suất cao thường đi liền với độ rủi ro lớn.
Bài viết liên quan: