Lợi suất là một trong những yếu tố mấu chốt giúp các nhà đầu tư lựa chọn kênh đầu tư. Trái phiếu là một kênh giúp nhà đầu tư tạo ra nguồn thu nhập an toàn và ổn định. Vậy lợi suất trái phiếu là gì? Lợi suất trái phiếu Chính phủ là gì? Đặc điểm của các lợi suất này ?. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết hôm nay cùng mình nhé!
Lợi suất trái phiếu là gì?
Lợi suất trái phiếu tiếng Anh là Bond yield. Đây chính là tổng lợi nhuận nhà đầu tư nhận được khi đầu tư vào trái phiếu. Có nhiều loại lợi suất trái phiếu, trong đó:
- Lợi suất danh nghĩa là phần lãi chia cho mệnh giá trái phiếu
- Lợi suất thực là thu nhập hàng năm của trái phiếu chia cho giá thị trường hiện tại của nó.
- Lợi suất yêu cầu là mức lợi suất mà tổ chức phát hành trái phiếu phải cung cấp để thu hút các nhà đầu tư.
Bạn có thể hiểu đơn giản lợi suất trái phiếu chính là lãi suất được trả cho việc sở hữu trái phiếu; hay tỷ lệ lãi suất mà đơn vị phát hành trái phiếu có thể vay.
Tham khảo thêm: LỢI TỨC HIỆN TẠI CỦA MỘT TRÁI PHIẾU
Các loại lợi suất trái phiếu
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, mà có thể chia lợi suất trái phiếu thành các loại khác nhau. Cụ thể:
Căn cứ theo thời hạn trái phiếu:
- Lợi suất trái phiếu đến hạn: Là mức lợi suất mà tại đó giá trị hiện tại của các luồng thu nhập từ trái phiếu bằng với giá của trái phiếu. Loại lợi suất này giúp nhà đầu tư có thể so sánh các loại trái phiếu với kỳ hạn khác nhau; hoặc với nhiều mức lãi suất coupon.
- Lợi suất trái phiếu trước/quá hạn: Là mức lợi suất mà tại đó giá trị hiện tại của các luồng thu nhập từ trái phiếu lớn hơn (không bằng) với giá của trái phiếu.
Căn cứ theo lãi suất trái phiếu:
- Lợi suất trái phiếu có lãi suất cố định: Lợi suất được xác định dựa trên tỷ lệ % cố định theo mệnh giá mua trái phiếu tại thời điểm mua.
- Lợi suất trái phiếu có lãi suất thả nổi: Lợi suất được trả trong các kỳ; và nó biến đổi giảm hoặc tăng theo một lãi suất tham chiếu.
Công thức tính lợi suất trái phiếu
Để tính lợi suất trái phiếu, ta có công thức sau:
Lợi suất trái phiếu = lãi suất coupon/giá trái phiếu
Khi giá trái phiếu biến động thì lợi suất trái phiếu cũng biến động theo.
Tìm hiểu thêm: LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRÁI PHIẾU
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu. Cụ thể:
- Giá trái phiếu: Giữa giá trái phiếu và lợi suất trái phiếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch; khi giá trái phiếu tăng thì lợi suất giảm và ngược lại.
- Lãi suất trái phiếu: Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu trên thị trường sẽ giảm. Việc này sẽ mang lại cho người mua trái phiếu cũ một lợi suất cao hơn; bên cạnh đó người mới phải mua trái phiếu với lãi suất coupon cao hơn. Ngược lại, khi lãi suất giảm thì giá trái phiếu trên thị trường sẽ tăng. Điều này ngược lại sẽ làm cho người mua trái phiếu trước đó có lợi suất thấp hơn; và việc phát hành mới trái phiếu có lãi suất coupon thấp hơn.
- Giá trị của đồng tiền phát hành trên thị trường ngoại hối
- Uy tín tín dụng của tổ chức phát hành trái phiếu như Chính phủ (đối với trái phiếu Chính phủ); doanh nghiệp (đối với trái phiếu doanh nghiệp)
- Sự ổn định của tổ chức phát hành.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ là gì?
Lợi suất trái phiếu chính phủ tiếng Anh là Government Bond Yield. Đây chính là lãi suất được trả cho việc sở hữu trái phiếu chính phủ (phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ). Hoặc có thể hiểu đây là tỉ lệ lãi suất mà chính phủ một quốc gia có thể vay. Trái phiếu chính phủ được chính phủ bán cho các nhà đầu tư để quyên tiền cho chi tiêu chính phủ.
Tham khảo: LÃI SUẤT TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ XEM Ở ĐÂU?
Đặc điểm lợi suất trái phiếu chính phủ
Những đặc điểm của lợi suất trái phiếu Chính phủ tác động rất lớn đến việc thu hút các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu.
Tương tự như lợi suất trái phiếu, lợi suất trái phiếu Chính phủ được chia làm 2 loại dựa theo cách tính lãi suất trái phiếu:
- Trái phiếu có lãi suất cố định: Lợi suất được xác định dựa trên tỷ lệ % cố định theo mệnh giá mua trái phiếu tại thời điểm mua.
- Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Lợi suất được trả trong các kỳ và biến đổi giảm hoặc tăng theo một lãi suất tham chiếu.
Bên cạnh đó, lợi suất TP Chính phủ có một số đặc điểm khác riêng biệt:
- Tính ổn định: Khách hàng sẽ có nguồn thu nhập ổn định khi được hưởng trái tức trong thời gian nắm giữ.
- Miễn thuế thu nhập: Số tiền nhận được từ lợi suất trái phiếu Chính phủ không tính vào thu nhập cá nhân; cho nên được miễn phí thuế thu nhập.
- Lợi suất thấp: So với các chủ thể phát hành trái phiếu khác; thì trái phiếu Chính phủ được cho là có lãi suất thấp hơn.
- Phụ thuộc vào kỳ hạn: Tùy thuộc vào kỳ hạn của trái phiếu mà người nắm giữ nó sẽ được nhận khoản lợi suất khác nhau. Mức kỳ hạn của trái phiếu chính phủ được chia làm 3 loại đó là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Lợi suất trái phiếu chính phủ cũng phụ thuộc vào các yếu tố như sự ổn định chính trị; kinh tế vĩ mô hay mức độ tín nhiệm của một quốc gia nhất định.
Lợi tức trái phiếu tỷ lệ nghịch với giá trị hiện tại của nó. Lợi tức càng lớn; giá thị trường hiện tại của trái phiếu càng thấp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu Chính phủ
Tuy có tính ổn định nhưng lợi suất trái phiếu Chính phủ cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như:
- Giá trị của đồng tiền phát hành trên thị trường ngoại hối
- Uy tín tín dụng của Chính phủ phát hành
- Sự ổn định của chính phủ phát hành.
Nhà đầu tư vẫn phải luôn nhớ rằng không có bất cứ hình thức đầu tư gì là hoàn toàn không rủi ro cả; ngay cả trái phiếu chính phủ.
Đọc thêm: LÃI SUẤT TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Bài viết đã thông tin đến các bạn về lợi suất trái phiếu là gì? lợi suất trái phiếu chính phủ là gì? và những đặc điểm cơ bản của chúng. Khi bạn đầu tư vào trái phiếu cần chú ý về lợi suất để có thể đưa ra các lựa chọn đầu tư vào loại trái phiếu phù hợp nhé. Hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc bạn đầu tư thành công!
Bài viết tham khảo: