Có rất nhiều thuật ngữ, chỉ số được sử dụng trong lĩnh vực tài chính. Nắm được những chỉ số này sẽ giúp bạn có chiến lược đầu tư phù hợp hơn. Và trong bài viết hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu GOS chứng khoán là gì và công thức tính, ý nghĩa của chỉ số GOS nhé!
GOS chứng khoán là gì?
GOS (Gross on Sales) có nghĩa là lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp là chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán tương ứng với doanh thu.
GPM (Gross Profit Margin) là biên lợi nhuận gộp hay tỷ suất lợi nhuận gộp. GPM thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận gộp trên doanh thu bán hàng (hoặc doanh thu hoạt động).
Cách tính tỷ suất lợi nhuận gộp
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp bán hàng là:
Tỷ suất lợi nhuận gộp bán hàng = lợi nhuận gộp bán hàng / doanh thu bán hàng × 100%.
Trong đó: lợi nhuận gộp bán hàng = doanh thu thuần của doanh thu – giá thành sản phẩm.
Tỷ suất lợi nhuận gộp cần được tính toán dựa trên giá chưa bao gồm thuế. Nếu giá vốn đã bao gồm thuế; bạn cần chuyển giá vốn đã có thuế thành giá chưa có thuế. Giá chưa bao gồm thuế = giá đã bao gồm thuế ÷ (1 + thuế suất hiện hành).
Công thức tính GOS chứng khoán
Công thức tính lợi nhuận gộp như sau:
GOS = Doanh thu – Giá vốn bán hàng
Từ đó, ta cũng tính được tỷ suất lợi nhuận gộp:
GPM = GOS/Doanh thu x 100%
Hoặc trong một số trường hợp, doanh thu được thay bằng doanh thu thuần, thì:
GPM = GOS/Doanh thu thuần x 100%
Lưu ý: Tỷ suất lợi nhuận gộp cần được tính toán dựa trên giá chưa bao gồm thuế. Nếu giá vốn đã bao gồm thuế thì cần chuyển về giá vốn chưa có thuế để tính.
Cách tính: Giá chưa bao gồm thuế = Giá đã bao gồm thuế : (1 + Thuế suất hiện hành)
Tham khảo: BIÊN LỢI NHUẬN LÀ GÌ? CÔNG THỨC TÍNH LỢI NHUẬN BIÊN
Ví dụ về cách tính lợi nhuận gộp
Một cái áo có giá 60,000 đồng được bán với giá 110.000 đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp cái áo này sẽ được tính như sau:
Lợi nhuận gộp = 110.000 đồng – 60.000 đồng = 50.000 đồng
Từ đó, ta tính được:
Tỷ suất lợi nhuận gộp = 50.000 đồng / 110.000 đồng x 100% = 45,5%
Như vậy tỷ suất lợi nhuận gộp của áo này là 45,5%.
Lưu ý: Tỷ suất lợi nhuận gộp này được tính toán dựa trên giá chưa bao gồm thuế để tính tỷ suất lợi nhuận gộp. Nếu giá vốn đó đã bao gồm thuế thì cần chuyển về giá vốn chưa có thuế để tính.
Ý nghĩa của GOS chứng khoán là gì?
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty, các chuyên gia tài chính sẽ theo dõi các lớp lợi nhuận của nó. Bao gồm: Lợi nhuận gộp (GOS), lợi nhuận hoạt động và thu nhập ròng. Mỗi cấp độ cung cấp thông tin về lợi nhuận của 1 công ty.
Lợi nhuận gộp là mức đầu tiên để giúp các chuyên gia biết công ty đó tạo ra sản phẩm tốt như thế nào. Hoặc cung cấp các dịch vụ hiệu quả ra sao so với các đối thủ cạnh tranh.
Tỷ suất lợi nhuận gộp (GPM) được tính bằng lợi nhuận gộp chia doanh thu; sẽ cho số liệu % để các chuyên gia so sánh các mô hình kinh doanh với một số liệu có thể định lượng.
Chỉ số GPM cho biết mỗi đồng doanh nghiệp thu nhận về tạo được bao nhiêu đồng thu nhập. GPM chính là chỉ số hữu ích khi làm phép so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Doanh nghiệp nào có GPM cao chứng tỏ doanh nghiệp đó có lợi nhuận tốt hơn. Và kiểm soát chi phí hiệu quả so với đối thủ cạnh tranh của nó.
Bên cạnh chỉ số GOS, nhà đầu tư cũng có thể tìm hiểu thêm về chỉ số EPS( Lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu). Để từ đó có thêm những phân tích về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: RTT LÀ GÌ?
Lưu ý khi sử dụng chỉ số GOS
Khi sử dụng chỉ số GOS nhà đầu tư cần chú ý một vài điểm sau:
- Các doanh nghiệp đa số đều có tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định qua các thời kỳ. Vậy nên, nếu tự nhiên tỷ suất lợi nhuận gộp tăng hay giảm mạnh; thì nhà đầu tư cần tìm hiểu nguyên nhân ngay để nhận biết là cơ hội hay rủi ro.
- Những ngành có tính chu kỳ thường có tỷ suất lợi nhuận gộp không ổn định giữa các kỳ.
- Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng theo thời gian là tín hiệu tốt và ngược lại.
- So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp nên so sánh với các doanh nghiệp, công ty có cùng ngành nghề; đặc điểm, tính chất tương đồng sẽ phản ánh chính xác hơn. Chọn những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao trong cùng ngành xem xét. Thường những doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao hơn so với trung bình trong ngành đó thường có lợi thế cạnh tranh hơn.
Vừa rồi là những thông tin về chỉ số GOS chứng khoán là gì; cũng như cách tính và ý nghĩa của chỉ số GOS này. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc quan tâm sẽ trang bị được thêm những kiến thức hữu ích. Từ đó, có thể áp dụng để giúp bạn có thể đánh giá được mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của một công ty. Và cùng với những phân tích của các chỉ số khác, bạn sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất nhé!
Bài viết tham khảo: