GIÁ TRỊ THỰC CỦA CỔ PHIẾU

7 mn read

Giá trị thực của cổ phiếu là bao nhiêu? Vì sao lại có sự xuất hiện của giá trị thực? Giá trị thực của cổ phiếu và giá trên sàn giao dịch có phải là 1 hay không? Làm sao để nhận biết được giá trị thực của cổ phiếu? Đây là những vấn đề mà mỗi nhà đầu tư đều quan tâm khi bước chân vào thị trường chứng khoán. Hiểu được những phân vân của nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán đầy khó khăn; thử thách và đa dạng này. Thịnh Vượng Tài Chính sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về giá trị thực của cổ phiếu. 

Giá trị thực của cổ phiếu
Giá trị thực của cổ phiếu

Giá trị thực của cổ phiếu là gì? 

Giá trị thực hay còn gọi là giá trị nội tại; tên tiếng Anh của nó là Intrinsic Value. Giá trị thực là một giá trị tính toán được các nhà đầu tư dùng trong phân tích cơ bản định giá. Với mỗi nhà đầu tư, họ sẽ có nhiều nhận định khác nhau về giá trị thực của cổ phiếu. Mỗi ý kiến đều có cách nhìn riêng có lý của họ. Và dưới đây là tập hợp những câu nói cũng như cách xác định giá trị thực của những nhà đầu tư nổi tiếng. Mời bạn cùng theo dõi.

Xem thêm cách để ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Giá trị thực của cổ phiếu dưới góc nhìn của các nhà đầu tư nổi tiếng

Theo Warren Buffett

Giá trị thực của cổ phiếu (giá trị nội tại) là một ước tính giá trị hiện tại của tiền mặt mà có thể được đưa ra khỏi một doanh nghiệp trong suốt cuộc đời còn lại của nó. 

Theo Frank Martin

Giá trị thực của cổ phiếu được hiểu đơn giản nhất là giá trị hiện tại được chiết khấu của dòng tiền mặt trong tương lai. 

Giá trị thực của cổ phiếu

Theo Lou Simpson

Nói chung; chúng tôi tin rằng việc xác lập một sự khác biệt đáng kể giữa giá trị thị trường và giá trị thực của chứng khoán đó là cơ hội để đầu tư. 

Theo Jean-Marie Eveillard

Điều quan trọng là phải hiểu rằng giá trị thực không phải là con số chính xác; nó là phạm vi kết quả dựa trên các giả định của bạn. 

Theo Walter Schloss

“Tôi tin rằng các cổ phiếu nên được đánh giá dựa trên giá trị nội tại của chính nó; chứ không phải là mối quan hệ tương quan với cổ phiếu khác. Ví dụ; ở đỉnh của một thị trường có thể tìm thấy cổ phiếu này rẻ hơn các cổ phiếu khác nhưng cả hai có thể được bán ra vượt trên giá trị nội tại của chúng. Nếu có một đề nghị mua công ty A bởi vì nó là tương đối rẻ hơn so với công ty B; thì bạn sẽ tự mình gây nên một mất mát lớn. 

Giá trị thực của cổ phiếu

Theo Li Lu

Giá thị trường là giá mà cổ phiếu hiện đang giao dịch được xác định bởi cung và cầu và nó có thể không có mối quan hệ nào với giá trị thực.

Theo Warren Buffett

Tính toán giá trị nội tại – điều tối quan trọng và cần thiết nhưng thường không chính xác và hay gặp sai lầm nghiêm trọng. Càng không chắc chắn về tương lai của một doanh nghiệp, càng có nhiều khả năng tính toán phi thực tế.

Phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu

Để biết được giá trị thực thì nhà đầu tư phải nắm được ý nghĩa của nó. Rồi khi đó họ sẽ tìm ra phương pháp tính các giá trị đó một cách chính xác hơn. Hiện nay các nhà phân tích chứng khoán tại Việt Nam, và trên thế giới dùng 3 phương pháp phổ biến để tính và dự đoán giá cổ phiếu. Đó là: Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF); Định giá CP phổ thông theo phương pháp hệ số P/E; Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi vào 3 phương pháp đó để hiểu rõ hơn nữa.

Xem thêm THU NHẬP TRÊN MỖI CỔ PHIẾU (EPS)

Giá trị thực của cổ phiếu
Giá trị thực của cổ phiếu

Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)

Nguyên lý: “Một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một đồng tiền của ngày mai. Do đó, giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất phù hợp” đã tạo nên phương pháp này.

Trong phương pháp DCF có 3 thông số cơ bản nhất cần được xác định. Đó là luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai; mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó và thời hạn tồn tại dự tính của doanh nghiệp. Ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ thì sẽ ứng dụng phương pháp này. Riêng tại Việt Nam cũng được mọi người tin tưởng vì nhìn chung; DCF cũng phản ánh được toàn diện hoạt động kinh doanh; tình hình phát triển của doanh nghiệp.

Giá trị thực của cổ phiếu
Định giá theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập

Tuy nhiên, nhìn chung so với các nước khác thì tại Việt Nam việc áp dụng công thức này có một số khó khăn. Nó làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác như: tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động; công tác dự báo chưa chính xác. Dưới đây là công thức được tính gộp theo hướng 5 năm:

P = Po + E1/(1+r) + E2/(1+r)2 + E3/(1+r)3 + E4/(1+r)4 + E5/(1+r)5

Trong đó:

P: giá trị thực của cổ phiếu

Po: giá trị cổ phiếu hiện tại

Ei: nguồn thu trong năm i của công ty

r: lãi suất thị trường

Xem thêm CÁCH TÍNH LÃI CƠ BẢN TRÊN CỔ PHIẾU THEO THÔNG TƯ 200

Giá trị thực của cổ phiếu

Định giá CP phổ thông theo phương pháp hệ số P/E

Hệ số P/E là hệ số giữa giá cổ phiếu và thu nhập hàng năm của một cổ phiếu đem lại cho người nắm giữ. Thông thường; người ta thường dùng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc của một công ty tương tự về quy mô; ngành nghề và đã được giao dịch trên thị trường. Cho đến thời điểm hiện tại; thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thật sự phát triển; nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nên phương pháp này chưa không thể áp dụng ở đây. 

Bạn có biết CHỈ SỐ P/E LÀ GÌ?

Giá trị thực của cổ phiếu
Định giá theo phương pháp hệ số P/E

Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh

Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng; một công ty có giá trị không kém hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng trừ đi các khoản nợ. Tài sản riêng ở đây được hiểu bao gồm cả những giá trị lợi thế của công ty. Công thức tính chung: 

P = (Giá trị tài sản ròng + giá trị lợi thế)/ Tổng số cổ phiếu định phát hành

Phương pháp này thường được sử dụng để tính toán giá tham chiếu và so sánh.  

Giá trị thực của cổ phiếu

Cách định giá thực của cổ phiếu tại Techcombank

Để có thể nắm được chi tiết giá trị của cổ phiếu tại Techcombank để mua đúng giá; khách hàng không thể bỏ qua một số bí quyết định giá thực. Một số cách bạn có thể áp dụng như sau:

  • Định giá cổ phiếu theo mẹo P/E. 
  • Thẩm định giá cổ phiếu theo công thức P/B. 
  • Định giá cổ phiếu theo cách thức cổ tức, định giá theo phương thức chiết khấu thể loại cổ tức. 
  • Định giá cổ phiếu theo phương thức hoa hồng dạng tiền. 
  • Định giá cổ phiếu theo mẹo P/S.
  • Thẩm định giá cổ phiếu theo công thức PEG.
  • Định giá theo mẹo theo công thức Benjamin Graham.
  • Bí quyết thẩm định giá cổ phiếu mà Peter Luych & John Neff dùng – sự phối hợp giữa cổ tức, tốc độ phát triển & P/E.
Giá trị thực của cổ phiếu

Giá trị thực của cổ phiếu sẽ cho bạn những mức giá ưng ý nhất để đầu tư. Hiểu đúng về giá trị thực của cổ phiếu và công thức tính sẽ là cách tốt nhất để bạn mua cổ phiếu đúng giá. Trên đây sẽ là một số thông tin hữu ích về giá trị thực của cổ phiếu dành cho bạn. Hy vọng nó sẽ phục vụ tốt cho bạn trong quá trình đầu tư chứng khoán tại Techcombank. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản