Nhiều nhà phân tích thay vì cổ tức thường dùng công cụ đo lường dòng tiền thông qua FCFF và FCFE. Phân tích dòng tiền là một công cụ quan trọng mà mọi nhà đầu tư cần có. Bài viết hôm nay, Thịnh Vượng Tài Chính sẽ thông tin đến bạn về khái niệm FCFE là gì?. Ý nghĩa, công thức xác định và ứng dụng FCFE trong định giá chiết khấu dòng tiền cổ phiếu như thế nào?. Theo dõi ngay nhé!
FCFE là gì?
FCFE trong tiếng Anh là Free Cash Flow to Equity có nghĩa là Dòng tiền thuần của chủ sở hữu.
Dòng tiền thuần của chủ sở hữu là dòng tiền trong kỳ thuộc sở hữu của các cổ đông mà các cổ đông sau khi đã tính đến chi tiêu vốn cho đầu tư tài sản và thanh toán nợ gốc.
Dòng tiền thuần của chủ sở hữu ( FCFE) là thước đo lượng tiền sẵn có cho các cổ đông của một công ty sau khi tất cả các chi phí; tái đầu tư và nợ được trả.
Tìm hiểu thêm: OCF LÀ GÌ?
FCFE và FCFF khác nhau như thế nào?
FCFF là viết tắt của Free Cash Flow to the Firm. Đây là đại diện cho dòng tiền dành cho tất cả các nhà đầu tư trong doanh nghiệp (cả nợ và vốn chủ sở hữu).
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp đo lường dòng tiền sau thuế tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; chỉ để phân phối cho chủ sở hữu và chủ nợ. Vậy, các dòng tiền thuộc về chủ sở hữu hoặc chủ nợ phải được tính vào FCFF. Còn dòng tiền không thuộc một trong hai nhóm đối tượng này đều phải được loại bỏ khỏi FCFF.
FCFF được tính theo công thức:
FCFF = Ngân lưu tự do của vốn chủ sở hữu (FCFE) + Chi phí lãi vay (1 – Thuế suất) + Thanh toán vốn gốc – Phát hành nợ mới + Cổ tức ưu đãi
Hoặc:
FCFF = EBIT(1 – Thuế suất) + Khấu hao – Chi tiêu đầu tư – ∆Vốn lưu động
Sự khác biệt thực sự duy nhất giữa cả hai là chi phí lãi vay và tác động của chúng đối với thuế. Giả sử một công ty có một số khoản nợ, FCFF của nó sẽ cao hơn FCFE tính theo chi phí sau thuế của số nợ.
Công thức xác định FCFE
Dòng tiền thuần của chủ sở hữu được xác định theo công thức sau:
FCFE = [NI + Khấu hao + Khoản vốn vay mới] – [Đầu tư mới vào TSCĐ + Thay đổi VLĐ + Trả nợ vay gốc]
Trong đó:
FCFE: Dòng tiền ròng của chủ sở hữu
NI: Thu nhập ròng hoặc lợi nhuận ròng
Ý nghĩa của FCFE là gì?
– Dựa trên dòng tiền thuần cho chủ sở hữu (FCFE); nhà đầu tư sẽ xác định giá trị doanh nghiệp của chủ sở hữu bằng cách sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Dĩ nhiên, khi chiết khấu dòng tiền này bạn phải sử dụng chi phí vốn chủ sở hữu.
– Việc xác định FCFE còn để điều chỉnh các chính sách tài chính của doanh nghiệp. Nếu FCFE < 0, có nghĩa là dòng tiền không có dành cho cổ đông. Vậy nên, phần thiếu hụt tiền, một mặt sẽ không chi trả cổ tức, mặt khác sẽ huy động thêm tiền từ phát hành cổ phần mới. Ngược lại, nếu công ty muốn duy trì chính sách cổ tức thì phải điều chỉnh lại chính sách vay nợ; chính sách đầu tư.
– Ngược lại, nếu FCFE > 0, doanh nghiệp có dư tiền để thực hiện việc chi trả cổ tức cho cổ đông. Và căn cứ vào đó để quyết định mức trả cổ tức cho phù hợp. Cũng có thể công ty duy trì chính sách cổ tức như hiện hành mà vẫn còn tiền thì sẽ thực hiện điều chỉnh chính sách vay nợ theo hướng giảm bớt nợ; và thậm chí mua lại cổ phần.
Tính và sử dụng trong định giá chiết khấu dòng tiền cổ phiếu
Ứng dụng FCFE – chiết khấu dòng tiền FCFE
Giá trị vốn chủ sở hữu của DN được xác định khi chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (sau khi trừ chi phí, thuế, lãi vay và trả lãi gốc) theo chi phí sử dụng vốn; (hoặc lợi suất mong đợi của cổ đông trong DN đó).
Đọc thêm: DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN
Công thức xác định vốn chủ sở hữu DN
Trong đó:
- V: Giá trị doanh nghiệp thuộc vốn chủ sở hữu
- r(e): Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Nhưng để thuận tiện cho việc tính toán, bạn nên sử dụng các giả định để dễ dàng hơn trong việc tính toán và xác định giá trị DN.
Trường hợp 1: Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu tăng (FCFE) tăng đều theo hằng năm với tốc độ cố định g ( g < r ). Mô hình này phù hợp với DN có tỷ lệ tăng trưởng bằng; hoặc thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trên danh nghĩa.
Khi đó, Giá trị doanh nghiệp thuộc vốn chủ sở hữu sẽ được tính bằng:
Trường hợp 2: Dòng tiền FCFE được ước tính khi giá trị vốn chủ sở hữu được dự đoán tăng nhanh trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên ở giai đoạn sau tăng trưởng ổn định; hoặc giảm dần xuống mức tăng ổn định trong cả 2 giai đoạn. Mô hình này được sử dụng hầu hết ở DN có dự kiến lãi trong năm tới có mức tăng trưởng đặc biệt trong 1 khoảng thời gian; tuy nhiên lại quay về mức tăng ổn định. Thế nhưng, nó có điểm yếu trong việc hạn chế tỷ lệ tăng trưởng ổn định. Lí do là vì tỷ lệ này không được vượt quá tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
Khi đó, Giá trị doanh nghiệp thuộc vốn chủ sở hữu được tính bằng:
Trong đó:
Như vậy, Giá cổ phiếu được định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu (FCFE) được tính:
Lời kết FCFE là gì?
Trên đây là những chia sẻ về khái niệm FCFE là gì; sự khác nhau giữa FCFE và FCFF như thế nào. Và những thông tin hữu ích giúp bạn tính và sử dụng trong định giá chiết khấu dòng tiền cổ phiếu. Việc xác định dòng tiền thuần của chủ sở hữu; và xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp giúp đưa ra cái nhìn tổng thể về chu kỳ sống của công ty. Từ đó có những điều chỉnh chính sách tài chính cho phù hợp. Chúc bạn thành công!
Bài viết tham khảo: