ĐƯỜNG MACD LÀ GÌ?

8 mn read

Macd là một trong những chỉ báo quan trọng, giúp các nhà đầu tư thấy được biến động của thị trường. Từ đó họ có thể đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt cho bản thân. Vậy đường Macd là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

Đường Macd là gì? 
Đường Macd là gì? 

Đường Macd là gì? 

Đường MACD trong tiếng Anh là Moving Average Convergence Divergence. Có nghĩa là Trung bình động hội tụ phân kỳ. 

Đường MACD là chỉ báo động lượng, cho biết tính phân kỳ và hội tụ của đường trung bình động (MA).  Đây là một đường chỉ báo kỹ thuật được tạo ra bởi nhà phát minh Gerald Appel vào năm 1979.  Đồng thời chỉ số này cũng xác định rõ mức độ mạnh – yếu và xu hướng của quá trình thay đổi giá tăng hay giảm. 

Hãy tham khảo thêm: Đường MA là gì? 

Công thức tính đường Macd 

Công thức tính đường Macd 
Công thức tính đường Macd 

Đường MACD được tính bằng độ chênh lệch giữa 2 trung bình trượt số mũ. Thông thường đó là 2 trung bình trượt số mũ của 2 chu kỳ 12 ngày và 26 ngày. 

Công thức tính MACD: 

MACD = EMA (12) – EMA (26) 

Trong đó:  

EMA (12) và EMA (26) là giá trị trung bình trượt với chu kỳ 12 ngày và 26 ngày. 

Như vậy, nếu giá trị trung bình trượt 12 ngày lớn hơn giá trị trung bình trượt 26 ngày thì MACD dương. Ngược lại, nếu giá trị trung bình 12 ngày nhỏ hơn giá trị trung bình 26 ngày thì MACD âm. 

Cấu tạo của chỉ báo Macd 

Chỉ báo Macd có cấu tạo khá phức tạp gồm 4 phần khác nhau. Mỗi một phần trong chỉ báo đều mang đặc điểm và ý nghĩa riêng, cụ thể như sau: 

Cấu tạo của chỉ báo Macd 
Cấu tạo của chỉ báo Macd 
  • Đường Macd: Đóng vai trò xác định xu hướng giá của thị trường tăng hay giảm. Đây là kết quả hiệu số của hai đường trung bình hàm mũ (đường EMA) 
  • Đường tín hiệu (Signal): Là EMA của MACD. Khi kết hợp hai đường này sẽ tạo ra các tín hiệu đảo chiều tiềm năng, giúp các nhà đầu tư vào ra thị trường. 
  • Biểu đồ Histogram: Thể hiện sự hội tụ và phân kỳ, đây là sự chênh lệch của MACD và đường tín hiệu 
  • Đường Zero: Đóng vai trò là đường tham chiếu để đánh giá độ mạnh của một xu hướng. 

Trong đó: 

  • Đường MACD = EMA (12) – EMA (26) 
  • Đường Signal: Đây chính là đường EMA (9) của đường MACD 
  • Histogram = Đường MACD – Đường Signal 

Có thể bạn quan tâm: Bollinger Bands là gì?

Ý nghĩa của đường Macd trong forex 

Macd là chỉ báo quan trọng trong phân tích xu hướng giá. Do đó khi nắm rõ ý nghĩa của chỉ báo Macd sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán chính xác hơn. 

Ý nghĩa của đường Macd trong forex 
Ý nghĩa của đường Macd trong forex 

Đóng vai trò quan trọng của các dự báo xu hướng giá 

  • Khi Macd giao với đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên sẽ có ý nghĩa cảnh báo giá sẽ theo xu hướng tăng. Lúc này các nhà đầu tư thực hiện mua vào. 
  • Khi Macd giao với đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống dự báo giá sẽ theo xu hướng giảm. Lúc này các nhà đầu tư có thể vào lệnh bán. 

Xác định diễn biến giá nhờ tính phân kỳ/hội tụ của Macd 

  • Nếu giá theo xu hướng lên nhưng Macd lại hướng xuống. Đây dự báo tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm nên các nhà đầu tư có thể vào lệnh bán. 
  • Nếu giá theo xu hướng xuống nhưng Macd lại hướng lên. Đây dự báo tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng nên các nhà đầu tư có thể vào lệnh mua. 

Có thể bạn chưa biết: Các mô hình trong chứng khoán

Cách cài đặt đường Macd trên MT4 

Sau khi download Metatrader 4 về máy, các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau để cài đặt MACD: 

Bước 1: Vào phần mềm MT4, chọn mục Insert chọn Indicators, => Oscillators = > MACD để thêm chỉ báo MACD. 

Cách cài đặt đường Macd trên MT4 
Cách cài đặt đường Macd trên MT4 

Bước 2: Điều chỉnh các thông số vào các ô tương ứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thay đổi màu, nét thanh, nét đậm ở ô Signal. Chọn OK để kết thúc cài đặt. 

Điều chỉnh các thông số vào các ô tương ứng
Điều chỉnh các thông số vào các ô tương ứng

Cách thức sử dụng đường Macd 

Macd được xem là công cụ chỉ báo rất khó sử dụng. Nhưng nếu nắm được bản chất và cách thức hoạt động sẽ mang lại hiệu quả đầu tư cao. Các nhà đầu tư có thể tham khảo cách sử dụng đường MACD theo các cách sau đây để đạt hiệu quả tốt nhất: 

Giao dịch khi đường Macd và đường Signal cắt nhau 

Giao dịch khi đường Macd và đường Signal cắt nhau là cách giao dịch cơ bản nhất mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nắm được. Cụ thể khi thấy dấu hiệu này thì anh em có thể vào lệnh như sau: 

Giao dịch khi đường Macd và đường Signal cắt nhau 
Giao dịch khi đường Macd và đường Signal cắt nhau 
  • Khi Macd cắt đường Signal từ trên xuống chứng tỏ thị trường đang có xu hướng giảm điểm, nhà đầu tư nên tiến hành đặt lệnh BÁN. 
  • Ngược lại, khi đường Macd cắt đường Signal từ dưới lên là dấu hiệu thị trường sẽ tăng điểm trong tương lai, nhà đầu tư nên vào lệnh MUA để kiếm lợi nhuận. 

Giao dịch khi Histogram chuyển từ âm sang dương và ngược lại 

Histogram = Đường MACD – Đường Signal 

  • Từ công thức này ta thấy khi mà đường Histogram chuyển từ âm sang dương. Tức là chuyển từ màu đỏ sang màu xanh, thị trường đang tăng điểm. Khi này nên đặt lệnh MUA. 
  • Trong trường hợp Histogram chuyển từ dương sang âm (từ màu xanh chuyển sang màu đỏ) => đặt lệnh BÁN. 

Giao dịch khi đường Macd chuyển từ âm sang dương và ngược lại 

Cách sử dụng đường Macd
Cách sử dụng đường Macd

Các nhà đầu tư cần quan sát đường MACD và trục 0.  

  • Khi mà đường Macd cắt trục 0 từ dưới lên, thị trường có dấu hiệu tăng giá => đặt lệnh MUA. 
  • Ngược lại, khi mà đường MACD cắt trục 0 từ trên xuống, thị trường sẽ giảm điểm trong tương lai gần => BÁN. 

Sử dụng Macd trên hai khung thời gian 

Giả sử bạn đang giao dịch trên khung thời gian H4. Bạn cần phải xác định thêm 1 khung thời gian lớn hơn. Đồng thời xác định xu hướng của khung thời gian đó, tạm gọi là khung D1. 

Bước 1: Xác định xu hướng của khung D1 

Trong trường hợp đường Macd cắt đường Signal thì xu hướng của khung D1 là xu hướng lên. Bạn tìm điểm BUY trên khung H4. 

Nếu đường MACD cắt đường Signal hướng xuống dưới thì xu hướng của khung D1 là xu hướng xuống. Nhà đầu tư cần tìm điểm SELL trên khung H4. 

Bước 2: Tìm điểm vào lệnh trên khung H4 

Để tìm điểm SELL, nhà đầu tư chờ cho đến khi đường Macd cắt xuống Signal trên khung H4. 

Để tìm điểm BUY, bạn chờ đúng thời điểm đường Macd cắt lên Signal trên khung H4. 

Giao dịch khi Macd tạo phân kỳ, hội tụ 

Với trường hợp này bạn sẽ vào lệnh khi tổng hợp đầy đủ cả 3 yếu tố bao gồm: 

  • Tại khung lớn bạn xác định được xu hướng giá đang tăng hay giảm 
  • Tại khung nhỏ giá đang tạo ra phân kỳ hoặc hội rụ 
  • Các đường Histogram bắt đầu dịch chuyển từ (+) sang (–) và ngược lại. 
Giao dịch khi Macd tạo phân kỳ, hội tụ 
Giao dịch khi Macd tạo phân kỳ, hội tụ 

Ví dụ: 

Trên hình ta thấy giá tại khung lớn đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nó lại không thể tạo đỉnh. Nếu muốn xác định điểm vào lệnh thì cần dựa vào khung nhỏ hơn như H4. 

Tại khung H4 phân kỳ đã được tạo ra và ngay tính tại điểm phân kỳ này đường Histogram đã đổi từ (+) sang (-) báo hiệu giá sẽ giảm sâu. Đây là cơ hội lý tưởng để đặt lệnh BUY. 

Kết hợp Macd cùng các chỉ báo khác 

Khi kết hợp nhiều chỉ báo cùng lúc sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư tìm ra thời điểm đảo chiều chính xác nhất.  

Ví dụ sự kết hợp giữa chỉ báo Stochastic và Macd sẽ tạo nên 2 đường trung bình động tạo thành phân kỳ và hội tụ. 

Nhìn vào hình ảnh trên đây ta thấy 2 chỉ báo đều đồng thời cung cấp tín hiệu phân kỳ, và cặp tiền NZD/JPY giảm giá mạnh sau tín hiệu đó. 

Hãy tham khảo thêm: Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Cần lưu ý gì khi sử dụng đường Macd? 

Cần lưu ý gì khi sử dụng đường Macd? 
Cần lưu ý gì khi sử dụng đường Macd? 

Zero Crossover 

Là việc đường Macd giao với đường trục ngang. Thời điểm hình vuông xanh, đỏ ở biểu đồ ban đầu, nhằm xem xét để mua bán cổ phiếu được thuận lợi và hiệu quả. Khi chuyển từ âm sang dương tức tăng giá, và chuyển từ dương sang âm sẽ giảm giá. 

Lưu ý về thời gian 

Bạn nên xem xét trục đồ thị dài hạn sang ngắn hạn, nhằm phát huy hiệu quả nhất. Nếu giao dịch hàng ngày có thể xài nến tuần, hoặc kéo dài thời gian để cho kết quả lớn nhất. 

Tín hiệu nhiễu và nguyên lý xác suất 

Nhà đầu tư thường thua lỗ vì cứ đinh ninh rằng cổ phiếu hình thành chỉ báo thì mua/bán nhưng nhiều khi tín hiệu bị nhiễu dẫn đến thua lỗ. Hoặc thấy tín hiệu đúng mua vào, nhưng cổ phiếu giảm thì điều đó cũng bình thường. Lúc này bạn cần có nguyên lý cắt lỗ nữa. 

Trên đây là những chia sẻ về Đường Macd là gì? Macd chính là một chỉ báo hữu ích, giúp các nhà đầu tư nhận biết xu hướng thị trường và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. Hi vọng qua bài viết này, các bạn biết cách sử dụng chỉ báo này thành công. 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản