Trái phiếu được đánh giá là kênh huy động vốn linh hoạt, giàu tiềm năng. Do đó vào năm 2018, Chính phủ đã có những chính sách mở cửa để tạo điều kiện phát triển lĩnh vực chứng khoán này thông qua việc ban hành Nghị định, quy định về việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Với những quy định riêng về mặt pháp luật, doanh nghiệp được quyền phát hành trái phiếu như một hoạt động nhằm để huy động vốn cho mục đích hoạt động kinh doanh của mình.
1. Trái phiếu doanh nghiệp
1.1 Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
Về hình thức, trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, mệnh giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.
Kỳ hạn trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt phát hành, căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và tình hình thị trường.
Có 2 loại hình trái phiếu:
- Trái phiếu không chuyển đổi: là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền.
- Trái phiếu chuyển đổi: là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền.
1.2 Trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành ra. Ưu điểm của một số loại trái phiếu là có lãi suất được ấn định trước, nên người sở hữu được hưởng thu nhập ổn định.
Có thể tham khảo TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TECHCOMBANK
2. Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu.
Về việc doanh nghiệp được phát hành trái phiếu đã được Chính phủ ban hành NĐ 163/2018/NĐ-CP. Nghị định này ra đời nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nguồn vốn của mình.
Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, là tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu DN.
Doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát hành trái phiếu phải tuân thủ những quy định về phát hành trái phiếu, thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành được quy định tại NĐ 163/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ phát hành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, bao gồm:
- Phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 163/2018/NĐ-CP- QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP.
- Bản công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu (nếu có);
- Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán;
- Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có).
Tại điều 10, Nghị định 163/2018/NĐ-CP có những quy định về điều kiện phát hành trái phiếu như sau:
+ Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
+ Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp lần đầu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc chuyển đổi, thời gian hoạt động được tính là thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị chia (trong trường hợp chia doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị tách (trong trường hợp tách doanh nghiệp), thời gian hoạt động dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất (trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp nhập công ty), thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi (trong trường hợp chuyển đổi công ty);
+ Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định này;
+ Đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 8 Điều 6 Nghị định này;
+ Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
+ Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);
+ Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Về phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp là do doanh nghiệp phát hành, quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và thông lệ thị trường phát hành và được công bố cho nhà đầu tư trước khi phát hành trái phiếu.
Xem thêm ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành điểm tựa mới. Nhu cầu phát hành trái phiếu dài hạn của các doanh nghiệp đang tăng cao và trở thành những đợt sóng ngầm.
Theo đó, khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ sẽ giúp thị trường vốn cho doanh nghiệp trở nên cân đối hơn, đồng thời mở rộng hoạt động huy động vốn xã hội, đa dạng hóa các cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư và giảm sức ép huy động vốn từ ngân hàng.
Trong thời điểm nước ta đang bị tác động bởi dịch bệnh như hiện nay, sức khỏe tài chính của các nhà phát hành, tức là các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng. Nếu chúng ta không cẩn thận, tin tưởng vào thông tin quá lạc quan của các nhà phát hành, sẽ rất dễ rơi vào bẫy. Đặc biệt là khi họ tăng lãi suất lên để hấp dẫn các nhà đầu tư. Người đang đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cần phải quan tâm, theo sát tình hình của doanh nghiệp mình đang bỏ vốn vào.
Phát hành trái phiếu là kênh huy động tiền nhanh và dễ dàng nhất của doanh nghiệp. Với nhịp sống sôi động hiện nay của trái phiếu doanh nghiệp, mang những ưu thế như đặc tính lãi cao, tính ổn định và ít rủi ro đang trở thành lựa chọn sáng cửa được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Việc doanh nghiệp được phát hành trái phiếu đã đem đến nhiều cơ hội cũng như lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Bài viết liên quan