ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Định giá cổ phiếu
10 mn read

Định giá cổ phiếu là việc quan trọng nhất trước khi nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu. Việc này sẽ giúp bạn biết được loại cổ phiếu nào đáng mua và có khả năng sinh lợi lớn nhất. Vậy Định giá cổ phiếu là gì? Công thức, các phương pháp định giá CP phổ biến nhất hiện nay là gì?. Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm bài viết CÁCH ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU

Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu là gì?
Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu tức là tìm giá trị thực hay giá trị nội tại của một CP. 

Hiểu đơn giản: Định giá cổ phiếu chính là việc ta đánh giá xem một CP đáng giá bao nhiêu tiền.

Sau đó, ta sẽ tiến hành mua vào CP đó nếu giá CP thấp hơn đáng kể so với giá trị ta định giá. 

  • Giá trị thực là giá trị ta phải tính toán thông qua các phương pháp định giá cổ phiếu.
  • Giá thị trường là giá mà các nhà đầu tư mua bán trên thị trường hiện nay thông qua các sàn HOSE, HNX, UPCOM. Tất cả các giao dịch thực hiện online.

Thông thường, thị giá trị thật sẽ xấp xỉ với giá thị trường (gọi là thị trường hiệu quả). Nhưng vẫn có 1 số ít sẽ có giá trị thực lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với giá thị trường.

Vì vậy , để có thể biết giá cổ phiếu nào đó nó xứng đáng bao nhiêu tiền? Hay giá trị thực cổ phiếu là bao nhiêu?; thì ta sẽ phải tìm ra giá trị thực của nó thông qua các công cụ, phương pháp định giá CP.

Các bước quan trọng trong định giá cổ phiếu doanh nghiệp

 Các bước quan trọng trong định giá cổ phiếu doanh nghiệp
Các bước quan trọng trong định giá cổ phiếu doanh nghiệp

Để có thể định giá loại “tài sản vô hình” nhưng có giá trị nội tại như CP ; doanh nghiệp cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Trước khi quyết định đầu tư vào một loại cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó; thì một trong những việc quan trọng chính là tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu đó. Nhà đầu tư cần hiểu rằng “niềm tin” sẽ đúng và được củng cố thêm khi có bằng chứng rõ ràng và cụ thể.

Nhà đầu tư có thể dựa vào 4 yếu tố sau để xác nhận năng lực của công ty trong ngành đó như thế nào:

  • Đối thủ cạnh tranh hiện có trong ngành.
  • Các yếu tố vi mô, vĩ mô ảnh chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của toàn ngành.
  • Lợi thế cạnh tranh (khác biệt và đặc biệt nhất) của doanh nghiệp này là gì?
  • Kết quả kinh doanh & hiệu quả hoạt động từ lúc thành lập đến nay (phát triển theo chiều hướng nào, có vướng phải nợ xấu hay không?…

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên chủ chốt và thành viên của ban điều hành cũng có thể là nhân tố quyết định sự phát triển của công ty. Con người luôn là yếu tố mà nhà đầu tư nên quan tâm khi làm ra lựa chọn của mình.

Vậy nhà đầu tư cần tìm hiểu thêm các thông tin này trên các trang thương mại điện tử để có quyết định đầu tư đúng đắn nhé.

Bước 2: Ước lượng kết quả kinh doanh của công ty

Nhà đầu tư sử dụng hai phương pháp: Top – down và Bottom Up; để có thể ước lượng kết quả kinh doanh của công ty bạn muốn đầu tư.

Phương pháp Top – Down: Nhấn mạnh vào tầm quan trọng của bức tranh lớn của nền kinh tế sẽ tác động như thế nào; tới các mảnh ghép nhỏ hơn chính là các ngành, các doanh nghiệp trong ngành. Từ đó tìm hiểu về doanh nghiệp một cách tổng quát hơn. Sau khi nhà đầu tư nhận xét tình hình vĩ mô khá khả quan;nhà đầu tư sẽ tìm ra những ngành nào đang có lợi thế trong thời gian tới. Cuối cùng là chọn ra các doanh nghiệp tốt nhất trong những ngành có lợi thế để đầu tư.

Để đánh giá được tình hình vĩ mô nền kinh tế; có các biến số cơ bản sau mà nhà đầu tư cần phải quan tâm: tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân, CPI, lạm phát, cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, lãi suất, thuế,…

Phương pháp Bottom – Up: Phương pháp này thì nhà đầu tư chỉ tập trung vào các yếu tố nội tại và nền tảng cơ bản của doanh nghiệp như: tình hình tài chính chung của công ty, phân tích báo cáo tài chính; hàng hóa và dịch vụ, cung và cầu cùng những chỉ báo hoạt động khác.

Bước 3: Lựa chọn mô hình định giá phù hợp

Mỗi doanh nghiệp, công ty đều có một loại định giá riêng và để định giá chính xác; bạn nên sử dụng mô hình định giá tương đối (relative valuation models) và mô hình định giá tuyệt đối.

Mô hình tương đối là cách định giá cổ phiếu dựa trên những chỉ số định giá như: (P/E), (P/B), (P/S), (P/CF),… Về phương pháp định giá theo P/E hay P/B là gì; mình sẽ giới thiệu rõ hơn ở phần tiếp theo của bài viết.

Đối với mô hình giá tuyệt đối trái ngược với loại trên; không dùng so sánh tương đối làm chủ đạo: chiết khấu dòng tiền (cổ tức, FCFF, FCFE), lợi nhuận thặng dư (Residual income); công thức Benjamin Graham…

Bước 4: Chuyển đổi thành những yếu tố đầu vào

Những nhà đầu tư thông minh sẽ lựa chọn yếu tố đầu vào phù hợp với kịch bản có thể xảy ra khi chuyển đổi. Thường có ba loại kịch bản thường gặp khi chuyển đổi đầu vào như:

  • Base: kịch bản cơ sở
  • Conservative: kịch bản thận trọng
  • Worst: kịch bản xấu nhất

Ngoài ra, mô hình định giá và loại CP đã chọn sẽ giúp bạn xác định nhanh chóng các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bước 5: Diễn giải kết quả từ mô hình

Từ các yếu tố đầu vào; nhà đầu tư có thể diễn giải kết quả thành một khoảng giá trị hợp lý. Nhưng hãy nhớ mọi giá trị cổ phiếu bạn đang tính toán chỉ dựa trên những gì mà bạn tìm được; và nó có thể sai số vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Không có khoảng giá trị nào cũng hợp lý và chính xác 100%. Vì vậy, luôn tồn tại những rủi ro nhất định từ việc tự định giá và diễn giải kết quả từ mô hình.

Tham khảo CÁCH CHƠI CỔ PHIẾU HIỆU QUẢ

Các phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay

 Các phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay
Các phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp định giá CP. Ở bài viết này, mình sẽ giới một vài phương pháp định giá CP thông dụng và đơn giản nhất.

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Một trong những cách định giá CP phổ biến nhất hiện nay là phân tích chỉ số P/E của doanh nghiệp. Chỉ số này căn cứ vào mối tương quan của giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu; với lợi nhuận sau thuế trong vòng một năm của công ty để xác định biên độ P/E cao hay thấp. Từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Tìm hiểu thêm: CHỈ SỐ P/E LÀ GÌ? CHỈ SỐ P/E NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT?

Tỷ lệ P/E là gì?

Tỷ lệ P/E hay còn gọi là PER, là từ viết tắt của Price to Earning Ratio; được tính bằng cách lấy giá thị trường của cổ phiếu chia cho lợi nhuận sau thuế tính trên mỗi cổ phiếu (EPS) của doanh nghiệp trong năm đó.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới hệ số P/E :

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)

– Hệ số đòn bẩy tài chính.

– P/E của các cổ phiếu cùng ngành.

– Lĩnh vực kinh doanh đa dạng hóa.

– Lãi suất thị trường.

Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Công thức định giá CP chỉ với công thức P/E:

P/E = Giá thị trường / EPS

Trong đó:

  • P (viết tắt của Market Price): Giá thị trường tại một thời điểm giao dịch
  • EPS (viết tắt của Earning Per Share): Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu

Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu lại được tính theo công thức sau:

EPS = (Lợi nhuận sau khi trừ thuế – Cổ tức của cổ phiếu với mức ưu đãi) / Tổng số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Như vậy, chỉ số P/E thể hiện con số nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho một đồng lợi nhuận. Khi chỉ số P/E thấp, cổ phiếu đang bị định giá thấp; có nghĩa là công ty đang gặp vấn đề trong tài chính. Tuy nhiên công ty có lợi nhuận đột biến; có thể là nhờ bán tài sản, hoặc được nhận đầu tư thêm…

Ngược lại, chỉ số P/E cao thể hiện triển vọng tương lai công ty tốt; lợi nhuận ít nhưng mang tính chất tạm thời. Dựa vào điều này, các nhà đầu tư có thể căn cứ để đưa ra quyết định mua, bán cổ phiếu.

Đọc thêm: THU NHẬP TRÊN MỖI CỔ PHIẾU (EPS) LÀ GÌ?

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B

 Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B

Cách định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B cũng là 1 trong những phương pháp đơn giản nhất.

Tỷ lệ P/B là gì?

Tỷ lệ P/B viết đầy đủ là Price to Book Value Ratio (PBR); thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng (ghi ở báo cáo tài chính) của doanh nghiệp. Chỉ số P/B phụ thuộc vào lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ số P/B rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao như: ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm, công ty đầu tư…

Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B

Công thức định giá CP theo phương pháp P/B:

P/B = Giá cổ phiếu thị trường / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu

Hay  P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

B =  Book Value: Giá trị sổ sách của một cổ phiếu

Chỉ số P/B phù hợp trong việc định giá các công ty có tài sản mang tính thanh khoản cao như các công ty đầu tư, công ty tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ. Ngoài ra theo kinh nghiệm từ một số chuyên gia đầu tư; phương pháp này không hữu hiệu đối với những công ty có sức tăng trưởng nhanh.

Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức

 Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức
Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức

Chiết khấu cổ tức hay tỷ suất cổ tức là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt so với giá cổ phiếu. 

Vậy ta có công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức như sau:

Chiết khấu cổ tức = Cổ tức bằng tiền / Thị giá

Khi một nhà đầu tư nghe nói, có một loại cổ phiếu nào đó trả cổ tức 20%/ năm. Nhà đầu tư nên hiểu; điều này chính là họ trả cổ tức bằng 20% so với giá trị thực (mệnh giá) của cổ phiếu.

Ví dụ:

Với loại cổ phiếu có giá trị thực là 50.000 VNĐ thì cổ tức 30% nghĩa là 15.000 VNĐ, cổ tức 15% nghĩa là 7.500 VNĐ.

Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức cũng là một trong các phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản nhất; được nhiều nhà đầu tư mới áp dụng khi chưa có nhiều kinh nghiệm.

Tham khảo: CỔ TỨC VÀ CÁCH TÍNH GIÁ CỔ PHIẾU SAU KHI CHIA CỔ TỨC BẰNG TIỀN MẶT

Định giá cổ phiếu theo những phương pháp khác

Định giá cổ phiếu
Định giá cổ phiếu

Hiện nay có rất nhiều phương pháp định giá CP:

  • Định giá CP bằng phương pháp FCFF hoặc FCFE
  • Định giá CP bằng phương pháp thu nhập thặng dư
  • Định giá CP bằng phương pháp EPV
  • Định giá CP bằng phương pháp Katsenelson Absolute PE
  • Định giá CP bằng công thức Benjamin Graham

Tất cả những phương pháp này đều là phương pháp định giá tuyệt đối. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để định giá cổ phiếu thích hợp.

Vậy bạn có cần phải biết hết tất cả những phương pháp định giá cổ phiếu khác không?

Bạn có thể tìm hiểu, có kiến thức nhiều là điều tốt.

Tuy nhiên trên thực tế, khi đầu tư sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như chiến lược, nguyên tắc… Bạn không cần phải biết hết tất cả phương pháp định giá vì đầu tư thành công không phải là việc bạn biết nhiều phương pháp định giá hơn người khác.

Bạn chỉ cần nắm vững 2 phương pháp định giá cổ phiếu P/B và P/E cùng góc nhìn khách quan; và cố gắng trau dồi kinh nghiệm bản thân là đủ.

Lời kết

Vậy là bài viết đã cung cấp những thông tin về Định giá cổ phiếu; các phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay đến bạn đọc. Hi vọng các bạn đã có những kiến thức hữu ích; và qua bài viết này, bạn đã có những nhìn nhận khái quát và sáng suốt nhất khi quyết định đầu tư. Chúc các bạn thành công!

Bài viết tham khảo:

5/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận

Đọc là bước đi đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng số chia sẻ kiến thức về các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản