Current Ratio là gì ? Có thể nói rằng Current Ratio là một khái niệm đang dần trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp. Nhưng đối với một số người thì đây là một cụm từ còn khá xa lạ. Vậy Current Ratio là gì ? Công thức tính và ý nghĩa của nó?. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Current Ratio là gì ?
Current Ratio là tỉ số khả năng thanh toán hiện hành (tỉ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán ngắn hạn; hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động, hệ số thanh toán hiện thời…). Đây chính là tỉ số tài chính đo lường có khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn cũng như ngắn hạn của doanh nghiệp.
Tỉ lệ thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn.
Tỉ lệ thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng. Ngược lại tỉ lệ thanh toán càng thấp thì khả năng thanh toán khó mà tin tưởng được.
Tỉ lệ thanh toán ngắn hạn thông thường được chấp nhận xấp xỉ là 2,0.
Tìm hiểu thêm: TỶ LỆ FREE FLOAT LÀ GÌ?
Công thức tính Current Ratio
Tỷ số thanh toán hiện hành được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn hạn trong một khoảng thời gian nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ.
Current Ratio = Tài sản hiện tại : Các khoản nợ cần phải trả hiện tại
Trong đó:
Chỉ số thanh khoản hiện hành cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán. Trong đó, các khoản phải trả bao gồm các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và những khoản cần trả khác.
Tài sản hiện tại của doanh nghiệp chính là các khoản tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đó như:
- Tài sản lưu động lưu thông (các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho đang chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền)
- Tài sản lưu động sản xuất (các loại như nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất).
Ví dụ doanh nghiệp X có: Tài sản hiện tại: 1500 USD; Nợ phải trả hiện tại: 1000 USD. Tỷ số thanh khoản hiện hành = 1500 / 1000 = 1.5 (lần). Điều này có nghĩa cứ 1 USD nợ ngắn hạn của doanh nghiệp X sẽ được đảm bảo bằng 1.5 USD tài sản ngắn hạn.
Tham khảo: CAPEX LÀ GÌ? ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Ý nghĩa của Current Ratio là gì?
Hệ số current ratio càng cao, khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp đó không có khả năng hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều này không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.
Thông qua những con số này bạn có thể hình dung được chu kì hoạt động, và tình hình kinh doanh của công ty mình đang ở tình trạng như thế nào. Có thể biến sản phẩm, mặt hàng đang kinh doanh thành tiền mặt hay là không?.
Trong trường hợp công ty hoặc doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong vấn đề thu hồi tài chính bao gồm : các khoản phải thu chưa được hoặc thời gian thu hồi bị đình trệ kéo dài. Lúc này công ty hoặc doanh nghiệp rất dễ gặp phải các khó khăn bởi các khoản thanh toán đang bị treo.
Tác động của Current ratio đến Doanh nghiệp
Tỉ số current ratio chỉ xác định tại một thời điểm bất kỳ về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Cho nên việc xác định này cực nhanh. Và sẽ không phản ánh lên được khả năng thanh toán lâu dài của công ty đó được.
Ví dụ: Một công ty A có tỷ lệ thanh toán hiện tại rất cao. Tức là tài sản hiện hành của doanh nghiệp cao hơn nhiều so với các khoản phải trả hiện tại. Điều này cũng có nghĩa là các khoản phải thu của công ty này có thể rất nhiều từ khách hàng cũ chưa thanh toán. Hay từ hàng tồn kho, từ khách hàng thanh toán chậm, lạc hậu khó tiêu thụ.
Cho nên khi các nhà phân tích tỷ số current ratio; doanh nghiệp nên xem xét đến chất lượng của tài sản ngắn hạn để đảm bảo có đánh giá. Và phân tích chính xác đối với tài chính công ty mình.
Việc xác định chỉ số Current Ratio này thường xuyên sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định chu kỳ hoạt động của công ty có hiệu quả hay chưa?. Để từ đó xem xét có gì cần thay đổi để cải tiến phát triển hay không; cũng như xem rằng liệu những rắc rối về thanh toán của công ty có quá cao hay không. Nên đưa ra các giải pháp gì để cải tiến và khắc phục để đưa doanh nghiệp phát triển hơn.
Tìm hiểu thêm: BREAK TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?
Một số yếu tố ảnh hưởng khi phân tích Current Ratio là gì?
Khi phân tích Current Ratio của các doanh nghiệp; thông thường người phân tích cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như sau:
Xem xét khuynh hướng phát triển
Trước khi phân tích tỉ số khả năng thanh toán hiện hành; nhà phân tích cần cân nhắc mức biến động theo thời gian một cách dễ dàng. Bởi vì tùy thuộc vào khuynh hướng thay đổi của thị trường mà tỷ số Current Ratio sẽ thay đổi theo. Cho nên, các doanh nghiệp lưu ý so sánh từng năm các chỉ số để nắm bắt các khuynh hướng cụ thể. Từ đó, cho ra các tỉ số khả năng thanh toán nhanh chính xác nhất.
So sánh tỷ số Current Ratio của công ty với đối thủ
Để có kết luận về các vấn đề của công ty thì trước hết các chủ doanh nghiệp phải tìm ra sự khác nhau giữa các tỉ số khả năng thanh toán hiện hành. Có thể so sánh khả năng tài chính, vị thế của công ty mình với đối thủ như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra kế hoạch phát triển phù hợp.
Ưu điểm vượt trội của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những điểm khác biệt nhau. Cho nên, đối với mỗi doanh nghiệp thì việc tạo ra một quy chuẩn riêng cho công ty mình là điều cần thiết. Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ có giá trị khác biệt trong các tỷ số thanh toán nhanh Current Ratio.
Các tỷ số Current Ratio cần được trình bày cẩn thận
Current Ratio thường bị che đậy trong bảng cân đối tài sản. Bởi các khoản mục chịu nhiều tác động từ cách thống kê mang tính hình thức. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải trình bày cẩn thận các tỷ số Current Ratio để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là bài viết về Current Ratio là gì và các kiến thức liên quan về Current Ratio. Hy vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc.
Bài viết tham khảo: