CÔNG THỨC TÍNH ROS

7 mn read

Để đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, người ta thường áp dụng chỉ số ROS. Vậy ROS là gì? Công thức tính ROS? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

Công thức tính ROS
Công thức tính ROS

Chỉ số ROS là gì? 

Chỉ số ROS (Return On Sales) hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. ROS thể hiện 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế). 

Chỉ số ROS được tính theo tỷ lệ %. Ví dụ như ROS = 50% thức là 1 đồng doanh thu thuần bỏ ra sẽ thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế. 

Chỉ số ROS là gì? 
Chỉ số ROS là gì? 

ROS còn thể hiện hiệu quả việc quản lý kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. ROS càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt, khả năng sinh lời cao. 

Có thể bạn chưa biết: Phân tích chỉ số tài chính là gì?

Công thức tính ROS 

ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần x 100% 

Trong đó: 

  • Lợi nhuận sau thuế và Doanh thu thuần lấy ở báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (Ở báo cáo tài chính) 
  • Công thức tính doanh thu thuần: 

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giảm trừ doanh thu 

  • Đơn vị tính ROS là %

Ý nghĩa của chỉ số ROS 

Công thức tính ROS? Ý nghĩa của chỉ số ROS 
Ý nghĩa của chỉ số ROS 

Vì ROS thể hiện lợi nhuận/doanh thu của doanh nghiệp. Nghĩa là chiếm bao nhiêu  % so với doanh thu. Trong khi đó doanh thu là con số dương. Vậy nên: 

  • Khi ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn. 
  • Khi ROS < 0: Công ty đang bị lỗ. 

Tuy nhiên ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề. Muốn đánh giá công ty thì nên đánh dựa trên mặt bằng trung bình ngành. Nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành, cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. 

Cách đánh giá chỉ số ROS? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt? 

Tùy theo mỗi ngành, nghề, lĩnh vực để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua chỉ số ROS. 

Cách đánh giá chỉ số ROS? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt? 
Cách đánh giá chỉ số ROS? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt? 

Chúng ta có thể đánh giá chỉ số ROS thông qua: 

So sánh tỷ số ROS của doanh nghiệp với trung bình ngành 

Mỗi ngành sẽ có chỉ số ROS trung bình ngành khác nhau. Nên chỉ đánh giá ROS tốt hơn trung bình ngành thôi. 

Nếu ROS của doanh nghiệp lớn hơn so với trung bình ngành thì doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Và ngược lại nếu chỉ số ROS nhỏ hơn thì doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả trong ngành. 

Khi chỉ số ROS đứng độc lập 

Nếu chỉ số ROS > 10% nghĩa là công ty vững mạnh. 

So sánh chỉ số ROS với kết quả trong quá khứ 

Để đánh giá được xu hướng của chỉ số ROS tốt thì doanh nghiệp nên duy trì tỷ số ROS ổn định, hoặc gia tăng theo thời gian. Chỉ số ROS sẽ rất tốt nếu 3-5 năm luôn ổn định hay chỉ số ROS gia tăng đều. 

Ví dụ: 

Ví dụ về chỉ số ROS của TCT
Ví dụ về chỉ số ROS của TCT

Có thể thấy TCT ROS doanh nghiệp kinh doanh giảm hiệu quả vào năm 2018. Nhưng nếu xem xét 3 -5 năm thì TCT vẫn đang là doanh nghiệp có ROS khá ổn định. 

Dựa theo thời gian hoạt động của công ty 

Thời gian hoạt động của công ty cũng là một trong những phương thức để đánh giá công ty. Dấu hiệu của một công ty tăng trưởng bền vững là lợi nhuận thuần của doanh nghiệp phải luôn trên đà tăng trưởng ổn định. 

Trước tiên, chúng ta phải đánh giá chỉ số ROS trong từng năm, từng quý của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có sự gia tăng theo thời gian thì chứng minh họ đang hoạt động không ổn định. Đặc biệt, nên kiểm tra thật kỹ giá trị chỉ số ROS trong thời gian từ 3 đến 5 năm gần nhất. 

Dựa vào chiến lược hoạt động của công ty hiện tại 

Dựa vào chiến lược hoạt động của công ty hiện tại 
Dựa vào chiến lược hoạt động của công ty hiện tại 

Khi bạn thấy ROS âm, chúng ta luôn mặc định là công ty làm ăn thua lỗ và đó thường là điều không tốt. Nhưng có nhiều trường hợp ngoại lệ do chiến lược của doanh nghiệp. 

Ví dụ: 

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là chiếm lĩnh thị trường thì giá trị chỉ số ROS khó mà có thể dương được. Còn nếu doanh nghiệp hướng tới mục tiêu là lợi nhuận, các nhà quản lý sẽ làm mọi cách để thúc đẩy doanh thu, tối giản chi phí để giá trị ROS cao nhất. 

Có thể bạn quan tâm: Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính

Dựa theo chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 

Chỉ số ROS còn phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ sống của sản phẩm và của doanh nghiệp. 

Khi doanh nghiệp đúng chu kỳ kinh doanh tốt, thì lợi nhuận tăng rất nhanh và khi hết chu kỳ thì lợi nhuận sẽ giảm rất mạnh. Do đó nên xem xét chỉ số ROS không chỉ 1 năm mà nên 3-7 năm. 

Dựa theo chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 
Dựa theo chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 

Đôi khi doanh nghiệp có nhưng thu nhập thất thường, đột biến thì nhà đầu tư nên loại bỏ phần lợi nhuận này để tính ROS. 

Lưu ý: 

Giá trị chỉ số ROS phụ thuộc vào yếu tố chính là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp và tổng doanh thu thuần. Mà lợi sau thuế lại bằng tổng doanh thu thuần trừ đi các chi phí. Như vậy nhìn chung, giá trị ROS sẽ phụ thuộc vào biến động tăng của tổng doanh thu thuần và biến động giảm của tổng chi phí. 

Do vậy, để lựa chọn một doanh nghiệp có chỉ số ROS cao và tăng trưởng tốt thì cần thoả mãn 1 trong 2 biến động đó. Ngoài ra, các bạn nên kết hợp với các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn khách quan hơn về doanh nghiệp.  

Hãy tham khảo thêm: Chỉ số EBIT là gì? 

Ví dụ phân tích ROS 

Ví dụ phân tích ROS 
Ví dụ phân tích ROS 

Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty A. Tính được chỉ tiêu ROS của công ty năm trước là 6%, năm nay là 8% và ROS trung bình ngành là 10%. 

Điều này cho thấy: 

  • ROS của công ty tăng so với kỳ trước, cho thấy khả năng sinh lời của Doanh thu tăng. Hay nói cách khác, một đồng doanh thu năm nay tạo ra nhiều đồng lợi nhuận hơn so với năm trước. 
  • Tuy nhiên, so với chỉ tiêu trung bình ngành thì ROS của công ty đang thấp hơn. Cho thấy công ty tạo ra lợi nhuận từ doanh thu ít hơn mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong ngành. Cũng như phản ánh việc doanh nghiệp quản lý chi phí không hiệu quả bằng các doanh nghiệp này. 

Mối quan hệ giữa chỉ số ROS, ROE và ROA 

Để đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu chỉ đánh giá qua chỉ số ROS là chưa đủ. Bạn cần đánh giá thông qua các chỉ số ROE và ROA. Không những thế ROS, ROE và ROA có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 

Mối quan hệ giữa chỉ số ROS, ROE và ROA 
Mối quan hệ giữa chỉ số ROS, ROE và ROA 

Xem thêm: Chỉ số ROA là gì? Cách tính ROA trong chứng khoán

Chỉ số ROS, ROA, ROE đều là các chỉ số được sử dụng để đánh giá xem công ty có đang hoạt động hiệu quả hay là không. Trong đó công thức ROS được tính dựa trên hoạt động kinh doanh còn ROE và ROA sẽ được lấy từ bảng cân đối kế toán. Những chỉ số này có mối quan hệ tương đồng về mặt xu hướng đối với nhau. 

Bên cạnh đó, ROS và vòng quay tài sản thường sẽ có xu hướng trái ngược nhau. Vì thế khi đánh giá tỷ số ROS người ta thường tìm hiểu nó kết hợp cùng với vòng quay tài sản. 

Công thức tính của các chỉ số: 

Mối quan hệ giữa chỉ số ROS - ROA - ROE

Dựa vào công thức này ta có thể thấy được nếu vòng quay tài sản không đổi. Tỷ số ROS tăng sẽ giúp cho ROA tăng tương ứng. Khi đó nhận xét được doanh nghiệp quản lý tốt chi phí trong kỳ. 

Còn nếu như ROS giảm thì tỷ số ROA cũng giảm. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp quản lý chi phí chưa đạt hiệu quả. 

Lời kết

Như vậy, trên đây là “Công thức tính ROS” mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Đồng thời, nội dung còn cung cấp cách đánh giá chỉ số ROS. Đây là chỉ số đóng vai trò vô cùng quan trọng đến hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng bạn sẽ có sự đánh giá chuẩn xác về doanh nghiệp và đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả. Chúc các bạn thành công! 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản