Khi mới tham gia vào thị trường chứng khoán, lúc bạn nhìn vào biểu đồ giá của một loại cổ phiếu nào đó, bạn sẽ có những thắc mắc: Làm thế nào để tìm được điểm vào lệnh khi có những thời điểm giá sideway, có thời điểm giá tăng rất mạnh và cũng có lúc giá giảm rất sâu. Đây chính là lúc bạn cần phải biết đến công cụ phân tích chứng khoán như các phần mềm phân tích kỹ thuật hay các chỉ báo kỹ thuật.
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến bạn những công cụ, phần mềm hỗ trợ phân tích kỹ thuật chứng khoán tối ưu, phổ biến nhất hiện nay mà bất kể nhà đầu tư nào cũng không nên bỏ qua. Cùng theo dõi nhé!
Phân tích kỹ thuật chứng khoán là gì?
Phân tích kỹ thuật là phương pháp đầu tư dựa trên những nghiên cứu về các biến động giá và khối lượng giao dịch của thị trường. Phương pháp này chủ yếu thông qua việc sử dụng các đồ thị, nhằm dự đoán xu hướng giá trong tương lai và không dựa vào các chỉ số cơ bản về tài chính hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp như phân tích cơ bản.
Phương pháp này được dựa trên nền tảng của ba tiên đề:
- Biến động giá và khối lượng phản ánh tất cả
- Giá dịch chuyển theo xu hướng
- Lịch sử sẽ lặp lại
Để sử dụng hiệu quả phương pháp này, nhà đầu tư cần phải có một phần mềm phân tích kỹ thuật chứng khoán đắc lực và những kiến thức về các chỉ báo kỹ thuật. Dưới đây là nội dung cụ thể về các công cụ phân tích kỹ thuật trong chứng khoán.
Công cụ phân tích kỹ thuật chứng khoán
Phần mềm phân tích chứng khoán tốt nhất
Một phần mềm phân tích chứng khoán tốt ngoài việc cung cấp đầy đủ các thông tin và công cụ cho trader, thì điều quan trọng hơn là cách thức chúng cung cấp thông tin có trực quan và dễ tiếp cận với người dùng hay không? Bên cạnh đó, chi phí dành cho phần mềm cũng là yếu tố mà bạn cần cân nhắc.
Dưới đây là top 3 những cái tên phần mềm được các trader đánh giá cao được sử dụng phổ biến hiện nay nhé.
Amibroker
Đứng đầu danh sách chính là Amibroker. Đây là phần mềm phân tích kỹ thuật chứng khoán quen thuộc với cộng đồng trader chứng khoán. Amibroker có giao diện thân thiện, tích hợp nhiều chỉ báo tiện lợi và khả năng hỗ trợ người dùng tối đa.
Công cụ này có thể lập biểu đồ, quét, thăm dò, thiết kế các chiến lược giao dịch, phản hồi, tối ưu hóa. Và cuối cùng là tạo ra các tín hiệu mua và bán dựa trên hệ thống cơ học tự động. Một số nhà đầu tư sử dụng phần mềm Amibroker quét các biểu đồ nâng cao và giao dịch thông qua các tín hiệu từ biểu đồ.
Phần mềm này cung cấp các công cụ để giao dịch, nhưng không cung cấp dữ liệu. Để hỗ trợ cho việc giao dịch tốt nhất, các nhà đầu tư sẽ mua dữ liệu từ phần mềm. Có nhiều gói dữ liệu với giá khác nhau tùy tính năng để các nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu.
Đọc thêm: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM AMIBROKER
Fireant.vn
Fireant.vn là một nền tảng hỗ trợ phân tích kỹ thuật online đang được nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam ưa dùng bởi tính tiện lợi, không cần cài đặt.
Phần mềm này không những chỉ cung cấp biểu đồ tất cả những mã cổ phiếu đang giao dịch trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM. Nó còn mang đến cho người dùng bộ công cụ hỗ trợ mạnh mẽ; cùng những thống kê chi tiết khớp lệnh trong phiên của từng mã cổ phiếu.
Bên cạnh đó, để sử dụng một số tính năng đặc biệt khác như lịch sự kiện, phân tích nhiều mã cùng lúc, bạn sẽ phải nâng cấp lên phiên bản PRO.
MetaStock
Metastock là một phần mềm phân tích kỹ thuật chứng khoán nổi tiếng với hơn 30 năm phát triển. Nó phù hợp với mọi trình độ phân tích mới bắt đầu vào thị trường và đã có kinh nghiệm cũng có thể dễ dàng sử dụng. Nhưng cộng đồng sử dụng Amibroker ở Việt Nam vẫn lớn mạnh hơn so với Metastock.
Một số tính năng tiêu biểu trên Metastock như: The Explorer, The System Tester, The Expert Advisor, MetaStock Forecaster.
Đối với đa số nhà đầu tư cá nhân không có nhiều am hiểu về tài chính; thì phân tích kỹ thuật luôn là lựa chọn được nhiều người ưa thích bởi những chỉ báo hết sức trực quan và dễ áp dụng.
Dưới đây là các chỉ báo kỹ thuật mà nhà đầu tư có thể sử dụng là công cụ phân tích chứng khoán.
Công cụ phân tích chứng khoán: chỉ báo kỹ thuật
Có 3 công cụ phổ biến và được sử dụng khá hiệu quả là : Đường kênh giá; tín hiệu phân kỳ của các chỉ báo kỹ thuật; hành động giá tại các điểm kháng cự/ hỗ trợ.
Đường kênh giá
Đây chính là tập hợp 2 đường thẳng song song với nhau theo chiều xu hướng của giá. Kênh xu hướng được vẽ bằng cách nối giữa các đỉnh thành một đường thẳng; và nối các đáy thành một đường thẳng. Từ đó, ta sẽ được 2 đường thẳng song song với nhau.
Dấu hiệu để nhận biết sớm xu hướng đảo chiều tiềm năng có thể xảy ra là khi giá nhúng xuống đường cận dưới của kênh xu hướng trong down-trend. Và giá bật qua đường cận dưới của xu hướng trong up – trend.
Tín hiệu phân kỳ của các chỉ báo kỹ thuật
Tín hiệu phân kỳ của các chỉ báo kỹ thuật là cách mà ta đi so sánh tương quan diễn biến giá so với diễn biến của các chỉ báo kỹ thuật. Các chỉ báo như RSI, MACD được sử dụng khá phổ biến.
RSI là chỉ báo đo lường sức mạnh giá. Còn đường MACD là chỉ báo đo lường xu hướng của chỉ số.
Có 2 dạng phân kỳ: phân kỳ dương và phân kỳ âm. Phân kỳ dương có tín hiệu đảo chiều tăng. Và phân kỳ âm cho tín hiệu đảo chiều giảm.
Tín hiệu phân kỳ của các chỉ báo kỹ thuật được áp dụng vào chỉ số
VN30- Index có thể thấy được tín hiệu phân kỳ rất rõ rệt giữa giá và các chỉ báo. Cả chỉ số RSI và MACD đều cho tín hiệu phân kỳ âm với giá. Có nghĩa là trong khi giá hình thành xu hướng tăng thì MACD và RSI hình thành xu hướng giảm. Lúc tín hiệu này xuất hiện trên các chỉ báo thì chính là lúc bạn cần phải thận trọng với các diễn biến tiếp theo của thị trường. Sau đó, đúng theo tín hiệu của chỉ báo thì chỉ số đã hình thành xu hướng giảm mạnh.
Tìm hiểu thêm: ĐƯỜNG MACD LÀ GÌ?
Hành động giá
Đây là kiểu phân tích hay trong phân tích kỹ thuật nhưng nó chưa được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Đây là cách phân tích dựa vào sự vận động của những nhịp giá tăng/ giảm; biểu hiện hành vi của cung cầu thông qua những mẫu hình giá hoặc mẫu hình nến.
Tìm hiểu thêm: PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIẾU LÀ GÌ?
Trước khi xuất hiện nhịp giảm mạnh thì VN30- Index xuất hiện nhịp tăng dài nhiều. Nhưng trong quá trình tăng bạn có thể nhận thấy có 1 vài biểu hiện báo hiệu sự đảo chiều của xu hướng.
- Xét về mặt xu hướng, nhịp tăng sau yếu hơn nhịp tăng trước hay nhịp tăng càng yếu dần; tức khoảng cách giữa những đà tăng suy yếu thể hiện sự quán tính tăng của giá đang chậm dần. Lý do chính là do việc bên cung đang có dấu hiệu bán ra khiến giá dù đi lên nhưng hạn chế nhiều.
- Mức độ biến động giá thu hẹp dần qua mỗi nhịp tăng mới. Được biểu hiện qua việc khoảng cách giữa giá thấp nhất và giá cao nhất bị thu hẹp. Đây là dấu hiệu cho thấy dòng tiền lớn đang thể hiện sự phân phối.
- Qua hai đặc điểm trên, bạn có thể nhận biết trước được dấu hiệu rủi ro của chỉ số. Từ đó, có những chiến lược tiếp theo cẩn thận hơn ở những giai đoạn này.
Sử dụng các công cụ phân tích chứng khoán, phân tích kỹ thuật một cách thành thạo; cùng với sự tìm hiểu, hiểu rõ bản chất doanh nghiệp mới là công thức thành công cho mọi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Qua bài viết này hy vọng bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong giao dịch đầu tư. Chúc các bạn có những giao dịch thật thành công nhé!
Bài viết tham khảo: