Khi thị trường có tín hiệu mua với khối lượng thấp thì việc nghiên cứu về cổ phiếu tiết cung là yếu tố quan trọng cho nhà đầu tư. Vậy, Cổ phiếu tiết cung là gì?. Chọn cổ phiếu tiết cung, cạn cung như thế nào là hợp lý? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cổ phiếu tiết cung là gì?
Cổ phiếu tiết cung hay có thể gọi là Testing cung.
Test cung Phương pháp VSA là một phương pháp kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật; kết hợp động lực của thị trường với các tín hiệu hành động giá để đưa ra những nhận định chính xác nhất về diễn biến trong tương lai của thị trường.
Việc test cung cầu trong VSA là một trong những hành vi quan trọng nhất của phương pháp này. Và cần được thực hiện để nắm bắt sức mạnh của thị trường. Từ đó nhà đầu tư mới có thể đưa ra các quyết định giao dịch chính xác.
Đọc thêm: CỔ PHIẾU BO CUNG LÀ GÌ?
Test cung là gì? Tại sao mọi người phải chú ý đến hành động Test cung
Test cung là gì?
Một nhà giao dịch lớn đang tích lũy ở một cổ phiếu nào đó có thể muốn đạp giá xuống để gom hàng. Nhưng để lái giá cổ phiếu tăng, điều này sẽ khó nếu những người khác muốn đổ ra bán. Để lái giá an toàn, nhà giao dịch lớn này phải kiểm tra xem có bao nhiêu lực cung còn tồn tại.
Nhà giao dịch chuyên nghiệp này phải nhận tất cả lực bán ra nếu như muốn đẩy giá. Nếu họ buộc phải hấp thụ lực cung này; họ muốn chọn thời điểm lực cung này là ít nhất. Lưu ý là các trader chuyên nghiệp không muốn ôm nhiều hàng giá cao vì điều này sẽ khiến họ thua lỗ khi thị trường giảm.
Các cú hồi phục ở bất kỳ mã cổ phiếu nào cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn sau khi NĐT nhìn thấy lực cung xuất hiện. Các NĐT chuyên nghiệp hiểu rằng: tại những thời điểm có tin xấu, lực cung dễ dàng bị loại bỏ ra khỏi thị trường.
Tham khảo: OCF LÀ GÌ?
Để biết được lực cung đã được loại bỏ nhiều hay chưa, cách tốt nhất là để giá rơi thật nhanh. Những trader yếu ớt sẽ hoảng loạn bán ra. Các trader chuyên nghiệp làm điều này bằng cách bán mạnh lúc mở cửa, có thể lợi dụng cả thời điểm có tin xấu. Và chính khối lượng giao dịch lúc thị trường giảm giá sẽ giúp các trader chuyên nghiệp biết được có bao nhiêu lực cung đang bán ra. Nếu khối lượng thấp, hoặc giao dịch yếu ớt;thì lực cung còn lại ít. Điều này cũng chính là cách bẫy các stoploss của thị trường.
Ngược lại, khối lượng lớn, chứng tỏ còn lực cung nhiều. Quá trình này được gọi là TEST CUNG.
Quá trình test cung diễn ra thành công với khối lượng thấp; và những cú test với khối lượng cao, thường đi kèm với các “tin cực xấu”. Đó chính là lúc thị trường rũ bỏ các trader yếu ớt để dễ dàng đẩy giá cao hơn. Test cung là một tín hiệu SOS (dấu hiệu mạnh).
Tại sao mọi người phải chú ý đến hành động Test cung?
Các cú test cung thường với khối lượng thấp. Nó giúp thị trường dễ dàng tăng giá ngay lập tức.
Trong khi đó, các cú test cung với khối lượng lớn thường chỉ tạo nên các cú tăng giá tạm thời. Và thường dễ test lại thêm lần nữa (re-test). Hành động giá này hay hình thành các mẫu hình W (Mẫu hình hai đáy bên CANSLIM). Đôi khi nó cũng ra dạng “Dead Cat Bounce”. Mẫu hình W thường xuất hiện khi lực cung còn quá nhiều.
Giá bị đạp xuống khu vực bán trước đó (là vùng có khối lượng cao trước đó). Và sẽ bật tăng trở lại và đóng cửa ở đỉnh cao nhất ngày; hoặc gần với đỉnh cao nhất ngày với khối lượng thấp. Lúc này là một cú test cung thành công. Khối lượng hơn những phiên trước đó cho thấy có ít lực bán.
Nếu bạn đang ở trong thị trường con gấu hoặc thị trường yếu, bạn có thể nhìn thấy nhiều lần xuất hiện các cú test cung. Thế nhưng, thị trường vẫn chưa đủ mạnh để đẩy giá tăng. Để thành công, bạn cần phải kết hợp với cấu trúc thị trường theo các pha của Wyckoff. Bất cứ cú test cung nào không làm cho giá tăng ngay lập tức có thể xem là một dấu hiệu suy yếu. Một cú test cung thực sự nên làm cho giá tăng ngay lập tức. Trong pha của wyckoff, các cú test cung nên xuất hiện ở pha D.
Tìm hiểu thêm: TA TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?
Tại sao test cung cầu lại là bước quan trọng trong việc phân tích VSA?
Test cung cầu trong VSA được sử dụng nhằm đảm bảo rằng tất cả áp lực bán (nguồn cung) đã được hấp thụ trong giai đoạn tích lũy. Điều này được thực hiện với việc Kiểm tra nguồn cung – Test of Supply.
Các nhà đầu tư lớn rất thường xuyên kiểm tra sức mạnh hiện tại của cả Bên mua và Bên bán. Nhất là tại vùng giá trên hoặc dưới một điểm tham chiếu quan trọng nào đó. Các Big Player sẽ hành động theo một trong hai tình huống sau
- Nếu họ không tìm thấy bất kỳ nguồn cung nào nằm ở dưới. Hoặc bất kỳ lực cầu nào nằm ở trên các ngưỡng quan trọng thì họ sẽ khiến giá chuyển động theo hướng ngược lại của việc test này; cụ thể nếu cạn kiệt nguồn cung họ sẽ đẩy giá tăng lên. Và nếu không có cầu thì thị trường sẽ giảm giá.
- Nếu họ nhận thấy vẫn còn lực CUNG/CẦU trên dưới ngưỡng đó; thì họ thường sẽ theo dõi và sẽ cho testing lại vào một lần khác trước khi làm thay đổi diễn biến của thị trường.
Thực tế việc test cung cầu trong VSA là việc của “composite man”. Đây tên gọi của các big player theo lý thuyết của phương pháp Wyckoff. Chỉ họ mới có đủ tiềm lực và sức mạnh để kiểm tra được thị trường.
Vùng hỗ trợ
Vùng giá mà ở đó xuất hiện lực mua tiềm năng được gọi vùng hỗ trợ. Mà khi đủ CẦU thì nó có thể dừng một xu hướng giảm trước đó; hoặc thậm chí làm đảo chiều và tăng giá trở lại.
Vùng kháng cự
Vùng giá mà ở đó xuất hiện lực bán tiềm năng được gọi là vùng kháng cự. Mà khi đủ CUNG thì nó có thể dừng một xu hướng tăng trước đó; hoặc thậm chí làm đảo chiều và giảm giá trở lại.
Đọc thêm: VSA LÀ GÌ?
Làm thế nào để tìm vùng hỗ trợ và vùng kháng cự?
Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự được xác định như sau:
- Là vùng mà tại đó giá từ chối (Rejection)
- Flipping zone (hỗ trợ trước đó chuyển thành kháng cự bây giờ. Và ngược lại)
- Fibonacci retracement (các mức thoái lui của Fibonacci có thể trở thành vùng hỗ trợ và kháng cự đáng tin cậy)
Khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư phải luôn luôn đặt ra câu hỏi: thời điểm hiện tại nên giao dịch như thế nào?. Nên mua, nắm giữ hay là bán cổ phiếu để giữ tiền… Muốn làm được điều này, nhà đầu tư phải biết được giá cổ phiếu đang ở trong giai đoạn vận động của nó. từ đó đưa ra các chiến lược giao dịch hợp lý.
Tham khảo: FIBONACCI LÀ GÌ?
5 dấu hiệu nhận biết nhanh nhất Cạn cung chứng khoán
- Thanh khoản giảm, thanh khoản tại thời điểm đó cạn kiệt; đến mức không thể cạn kiệt hơn được nữa.
- Giá cổ phiếu ngừng giảm
- Thiếu lực cung bán xuống trên thị trường.
- Giá sẽ không giảm nữa. Chờ một tín hiệu từ lực cầu xuất hiện rõ ràng là có bắt đầu mua cổ phiếu vì lúc đó, cầu đã áp đảo cung và cổ phiếu sắp sửa tăng mạnh.
- Sự liên quan mật thiết giữa khối lượng và giá
Lời kết cổ phiếu tiết cung là gì?
Đầu tư là cả một quá trình tìm hiểu, giao dịch và trau dồi kinh nghiệm. Nhà đầu tư phải luôn không ngừng học hỏi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm giao dịch để đưa ra các chiến lược giao dịch hợp lý theo từng biến động của thị trường. Hy vọng với những thông tin về cổ phiếu tiết cung là gì; test cung là gì trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường trở thành trader chuyên nghiệp của mình nhé!
Bài viết tham khảo: