CỔ PHIẾU BỊ HỦY NIÊM YẾT

8 mn read

Cổ phiếu bị hủy niêm yết là một trong những vấn đề gây không ít hoang mang cho nhà đầu tư hiện nay. Vậy tại sao cổ phiếu lại bị hủy niêm yết? Bạn sẽ phải mất trắng số cổ phiếu đã bị hủy niêm yết nếu đang sở hữu chúng hay không? Hãy xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Cổ phiếu bị hủy niêm yết chứng khoán là gì?

Cổ phiếu bị hủy niêm yết chứng khoán là gì?
Cổ phiếu bị hủy niêm yết chứng khoán là gì?

Cổ phiếu hủy niêm yết là các cổ phiếu đã được đăng ký và chấp thuận giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK) như sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (sàn HOSE) hoặc sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (sàn HNX) nhưng không đạt các tiêu chí niêm yết ban đầu. Nguyên nhân thường gặp là bởi các công ty này kinh doanh thua lỗ và tình hình kinh doanh không còn khả quan.

Đọc thêm: TẠI SAO CỔ PHIẾU THƯỜNG CÓ RỦI RO CAO NHẤT?

Hay nói cách khác, các cổ phiếu hủy niêm yết sẽ bị chấm dứt mọi hoạt động trên trên sàn giao dịch như trước đó. Một số công ty hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Sau đó sẽ niêm yết trên sàn Upcom để đảm bảo tính thanh khoản cho cổ phiếu.

Cổ phiếu bị hủy niêm yết đồng nghĩa với việc quyền kinh doanh chứng khoán sẽ không được chuyển nhượng qua công ty chứng khoán; hoặc sở giao dịch chứng khoán. Hoạt động hủy niêm yết chứng khoán hiện nay thường diễn ra khá phổ biến, liên tục và được rà soát định kỳ.

Các hình thức hủy niêm yết chứng khoán

Các hình thức hủy niêm yết chứng khoán
Các hình thức hủy niêm yết chứng khoán

Theo quy định của pháp luật, có hai hình thức hủy niêm yết chứng khoán đó là: bị hủy niêm yết bắt buộc hoặc tự nguyện, tùy thuộc vào từng công ty.

Hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc

Là các mã chứng khoán bị bắt buộc hủy niêm yết trên sàn hoặc sở giao dịch. Lí do là không đáp ứng đủ các điều kiện, quy định cho việc niêm yết chứng khoán. Một số lý do thường gặp dẫn đến việc cổ phiếu bị hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc như: vi phạm về luật chứng khoán; hoạt động kinh doanh chính bị ngừng hoạt động từ 1 năm trở lên. Hoặc công ty bị lỗ 3 năm liên tiếp và tổng số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính gần nhất; và một số quy định khác…

Như vậy, khi các công ty không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu của một sàn giao dịch đặt ra thì sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.

Ví dụ: Thaco bị hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc do không đáp ứng tiêu chí niêm yết; tại thời điểm chốt danh sách cổ đông ngày 3/3/2021 do Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện. THACO hiện có 2.172 cổ đông,  trong đó 3% tổng số cổ phần biểu quyết của THACO được sở hữu bởi các cổ đông nhỏ lẻ. Nghĩa là chưa đạt điều kiện 10% của Luật Chứng khoán 2019.

Hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện

Là cách thức hủy niêm yết chứng khoán khi tổ chức niêm yết đưa ra đề nghị hủy bỏ niêm yết trên sàn chứng khoán. 

Điều kiện: Phải có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông (không phải là cổ đông lớn) chấp thuận hủy bỏ niêm yết. Và không được đề nghị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 02 năm kể từ ngày đưa cổ phiếu vào niêm yết lần đầu tiên.

Tham khảo: CỔ PHIẾU TIẾT CUNG LÀ GÌ?

Khi nào thì cổ phiếu bị hủy niêm yết?

Khi nào thì cổ phiếu bị hủy niêm yết?
Khi nào thì cổ phiếu bị hủy niêm yết?

Những dấu hiệu dưới đây nếu doanh nghiệp mắc phải thì có lẽ cổ phiếu của công ty đó sắp bị hủy khỏi Sở giao dịch chứng khoán.

– Không đáp ứng được điều kiện niêm yết chứng khoán Việt Nam

– Công ty niêm yết bị ngừng các hoạt động sản xuất; kinh doanh từ 1 năm trở lên

– Công ty đã niêm yết bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động

– Cổ phiếu của công ty không có bất kỳ giao dịch nào trên sàn chứng khoán trong 12 tháng

– Kinh doanh 3 năm liên tục bị thua lỗ

– Công ty chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, chia tách, hợp nhất. Quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động

– Công ty vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính kinh doanh trong 3 năm liên tiếp

– Công ty niêm yết không tiến hành làm thủ tục niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời gian quy định 3 tháng kể từ ngày được chấp thuận niêm yết

– Công ty niêm yết làm giả mạo hồ sơ niêm yết; hoặc cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ niêm yết

– Công ty đã niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin

Vậy nên, nếu bạn có thấy doanh nghiệp nào đó đang có những dấu hiệu như trên; thì hãy nên xem xét, cân nhắc về việc mua bán cổ phiếu nhé.

Làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?

Làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
Làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?

Nếu bạn là các cổ đông nhỏ thì việc chuyển cổ phiếu đang nắm giữ thành tiền mặt là vô cùng khó khăn. Cho nên, đa số nhà đầu tư không biết mình cần phải làm gì khi cổ phiếu hủy niêm yết. Đặc biệt là khó kiểm soát tâm lý đầu tư của mình ở giai đoạn này.

Để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư khi cổ phiếu hủy niêm yết; thì chính công ty phải mua lại số cổ phiếu này bằng tiền của mình; hoặc bằng cách bán tài sản của công ty (máy móc, nhà xưởng, bất động sản, v.v.). Nếu không, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ yêu cầu công ty chuyển cổ phiếu lên UPCOM. Đây là sàn giao dịch không chính thức hoặc thứ cấp để giao dịch. Lúc này, nhà đầu tư có thể tiếp tục bán cổ phiếu tại đây. Đây là hình thức hủy niêm yết chuyển sàn.

Đối với cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn

Có 02 khả năng có thể xảy ra với cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn:

  • Hủy niêm yết chuyển sang sàn lớn hơn. Ví dụ như từ Upcom chuyển sang Hose. Như trường hợp của HHV thời gian gần đây.
  • Hủy niêm yết Sở giao dịch lớn chuyển xuống sàn Upcom.
Làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?- Đối với cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn
Làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?- Đối với cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn

Nếu cổ phiếu được niêm yết tại sàn lớn hơn; thì giá cổ phiếu có thể sẽ tăng khi niêm yết mới. Bên cạnh đó, số lượng cổ phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ cũng không ảnh hưởng. Lúc này sàn sẽ tiến hành thủ tục thực hiện chuyển đổi nhanh chóng cho các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu.

Còn trong trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết do doanh nghiệp kinh doanh không tốt; hay vi phạm quy định niêm yết thì kết quả sẽ khác. Theo quy định, sau khi hủy niêm yết; các doanh nghiệp sẽ tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM để duy trì thanh khoản. Thế nhưng, tính thanh khoản cũng sẽ rất khó khăn khi cổ phiếu phải chuyển lên UPCOM; không giống như hai sàn Hose và Hnx.

Đối với các nhà đầu tư; việc liên tục cập nhật tất cả các thông tin về cổ phiếu và doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Bởi vì khi đó, bạn sẽ dễ dàng nhận ra các dấu hiệu có vấn đề của công ty thông qua tin tức. Hoặc báo cáo tài chính được cung cấp hàng quý. Khi phân tích các vấn đề có thể xảy ra với doanh nghiệp từ những bước đầu bạn cần phải thật thận trọng.

Khi nhận thấy cổ phiếu có khả năng bị hủy niêm yết do lỗi từ phía công ty; thì lúc này bạn nên bán ngay tại thời điểm tình hình kinh doanh không tốt. Với những doanh nghiệp có thể phải đối diện với nguy cơ phá sản; thì tính thanh khoản cổ phiếu đó thường sẽ thấp. Bạn chỉ bán nhanh chóng với những cổ phiếu có triển vọng phục hồi.

Tìm hiểu thêm: CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Đối với cổ phiếu bị hủy niêm yết không chuyển sàn

Đối với cổ phiếu bị hủy niêm yết không chuyển sàn
Đối với cổ phiếu bị hủy niêm yết không chuyển sàn

Các cổ phiếu sẽ không được niêm yết trên sàn chứng khoán nữa; kể cả đó là sàn Upcom. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn hãy liên hệ với phòng cổ đông của công ty để được cấp lại sổ; cần xem lại các chính sách thu mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp. Hoặc bạn có thể bán dưới dạng thương lượng thỏa thuận với người khác.

Tuy nhiên, cũng không cần quá lo lắng nếu cổ phiếu đang nắm giữ bị hủy niêm yết bắt buộc. Vì nhà đầu tư vẫn sẽ được đảm bảo về nguồn sở hữu đối với cổ phiếu; vì khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết nhưng vẫn không phải huỷ giá trị.

Về phía doanh nghiệp phát hành cổ phiếu; họ có trách nhiệm đảm bảo cho nhà đầu tư sở hữu hợp pháp cổ phiếu. Cổ phiếu lúc này sẽ khó để bán hơn. Tuy nhiên vẫn có một số nhà đầu tư lớn thu mua với mục đích tái cấu trúc; hoặc thâu tóm doanh nghiệp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn nắm giữ đối với những cổ phiếu bị hủy niêm yết có khả năng phục hồi. Nhưng để phân tích và đánh giá khả năng phục hồi của một cổ phiếu bị hủy niêm yết là vô cùng khó. Điều này đòi hỏi bạn phải có nhiều kiến thức thị trường; cũng như nắm rõ các thông tin nội bộ.

Thực tế, trên thị trường từ trước đến nay vẫn có rất nhiều cổ phiếu sau khi bị hủy niêm yết đã phục hồi rất tốt. Lí do là nhờ vào các dự án đầu tư mới, việc tái cấu trúc doanh nghiệp; hay được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo mới.

Lời kết cổ phiếu bị hủy niêm yết

Cổ phiếu bị hủy niêm yết
Cổ phiếu bị hủy niêm yết

Bài viết đã thông tin cho bạn về khái niệm cổ phiếu bị hủy niêm yết, các hình thức hủy niêm yết chứng khoán và cần làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết. Khi nhận thấy các dấu hiệu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thua lỗ nặng nề (phân tích báo cáo tài chính); hoặc cổ phiếu bị Sở Giao dịch Chứng khoán đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì bạn nên cân nhắc việc mua bán các cổ phiếu này. Bạn cũng nên thường xuyên update thông tin về doanh nghiệp; và những lưu ý trong quá trình giao dịch để tránh rủi ro nhất nhé. Chúc bạn giao dịch hiệu quả!

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản