CỔ PHIẾU BỊ ĐƯA VÀO DIỆN CẢNH BÁO LÀ GÌ?

Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo là gì?

Trong thời gian gần đây với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các cổ phiếu thường xuyên bị đưa vào diện cảnh báo khiến một số nhà đầu tư không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, nếu như phân tích kỹ, nhiều công ty thực tế vẫn đang trong tình trạng kinh doanh rất ổn. Vậy cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo là gì? Có nên mua cổ phiếu đang bị cảnh báo? Danh sách các cổ phiếu bị cảnh báo năm 2022? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng Thịnh Vượng Tài Chính nhé!

Phân loại các trạng thái của cổ phiếu trên thị trường

Phân loại các trạng thái của cổ phiếu trên thị trường
Phân loại các trạng thái của cổ phiếu trên thị trường

Với mục đích đảm bảo thị trường được ổn định cũng như bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Sàn chứng khoán đưa ra tiêu chí để lọc cổ phiếu “không chuẩn” để nhà đầu tư có thể xem xét trước khi lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Căn cứ vào mức độ từ nhẹ đến nặng của mức độ vi phạm của công ty để cảnh báo nhà đầu tư thì Ủy ban Chứng khoán phân nhóm này ra làm 6 loại: 

– Cổ phiếu bị Nhắc nhở Vi phạm trên Toàn thị trường

– Cổ phiếu bị Cảnh báo

– Cổ phiếu bị Kiểm soát

– Cổ phiếu bị Kiểm soát Đặc biệt (Chỉ có ở HOSE, riêng HNX không có loại này)

– Cổ phiếu bị Tạm ngừng Giao dịch

– Cổ phiếu bị Hủy Niêm yết bắt buộc

Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo là gì ?

Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo là gì ?
Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo là gì ?

Theo quy định tại tiết b, điểm 1.1, khoản 1, Điều 22 Quy chế niêm yết chứng khoán tại HOSE; ban hành kèm theo quyết định số 85/QĐ-SGDHCM ngày 19/34/2018; thì những nguyên nhân chủ yếu dưới đây cổ phiếu sẽ bị đưa vào diện cảnh báo. Đó là: vốn chủ sở hữu âm, làm ăn thua lỗ, có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; không công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm,…

Xem thêm: MÃ CỔ PHIẾU NGÀNH THÉP

Các trường hợp chứng khoán niêm yết bị cảnh báo 

Các trường hợp chứng khoán niêm yết bị cảnh báo 
Các trường hợp chứng khoán niêm yết bị cảnh báo 
  • Vốn điều lệ đã góp của tổ chức niêm yết giảm xuống dưới 30 tỷ đồng Việt Nam (đối với cổ phiếu). Hoặc dưới 10 tỷ đồng Việt Nam; (đối với trái phiếu doanh nghiệp) tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất.
    Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ 3 tháng trở lên.
  • Cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 6 tháng.
  • Lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất của tổ chức niêm yết là số âm. Đối với trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc; thì lợi nhuận sau thuế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp.
  • Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lợi nhuận sau thuế căn cứ vào lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ; trên báo cáo tài chính hợp nhất
  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính kiểm toán năm của công ty là số âm. Trường hợp tổ chức niêm yết có các đơn vị kế toán trực thuộc; tổ chức niêm yết có công ty con thì lỗ lũy kế căn cứ vào báo cáo tài chính tổng hợp/báo cáo tài chính hợp nhất
  • Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm. Hoặc báo cáo tài chính soát xét bán niên quá 15 ngày kể từ ngày hết hạn công bố thông tin theo quy định
  • Tổ chức niêm yết vi phạm quy định công bố thông tin từ 04 lần trở lên trong vòng 01 năm
  • Trong trường hợp SGDCKHN xét thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.
  • Tổ chức niêm yết có chứng khoán thuộc diện bị cảnh báo giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo. Và đưa ra phương án khắc phục tình trạng bị cảnh báo. Và công bố thông tin theo yêu cầu của SGDCKHN.

Danh Sách cổ phiếu đang bị cảnh báo 2022

Danh Sách cổ phiếu đang bị cảnh báo 2022
Danh Sách cổ phiếu đang bị cảnh báo 2022

Theo danh sách của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM; sàn HoSE hiện có 32 cổ phiếu thuộc diện cảnh báo đa phần do doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ.

Tham khảo: CÁCH LỌC CỔ PHIẾU TỐT ĐỂ ĐẦU TƯ

Trong đó, các cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo do doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2020. Đó là: SJF, UDC, FDG, HVN, VNS, DAH, SMA, SII, DTA, HOT, MHC, DXG, AAM, VIS…  Đối với cổ phiếu TDH của Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức đã bị vào diện cảnh báo kể từ ngày 6/4 do có thông tin về việc truy thu thuế ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. HoSE xét thấy việc đưa cổ phiếu vào diện cảnh báo là việc làm cần thiết. Để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư; sau khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Bên cạnh đó, có nhiều cổ phiếu đã bị đưa vào diện cảnh báo trong nhiều năm liền. Do chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn tới việc bị vào diện cảnh báo. Ví dụ như HAS bị cảnh báo từ năm 2013; JVC bị cảnh báo từ năm 2017; MCG, HID bị cảnh báo từ năm 2018; VIS, PXS, LAF bị cảnh báo từ năm 2019…

Cổ phiếu PXS cũng nằm trong diện cảnh báo từ tháng 4/2019; do có kết quả kinh doanh năm 2018 là số âm. Và lỗ lũy kế 100 tỷ đồng tại ngày 31/12/2018. Sau đó, cổ phiếu này bị chuyển sang diện kiểm soát từ ngày 20/4/2020; do tiếp tục thua lỗ 268 tỷ đồng trong năm 2019.

Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo
Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việc nhà đầu tư tìm hiểu và có những thông báo về các cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo sẽ giúp nhà đầu tư biết được những cổ phiếu họ đang lựa chọn có yếu tố minh bạch, ổn định hay không. Hoặc nếu bạn chưa đầu tư cổ phiếu đó thì có thể biết được thêm thông tin. Và thận trọng hơn khi lựa chọn mua những mã này trong danh mục đầu tư của mình. Để đảm bảo rủi ro nhà đầu tư nên hạn chế mua các cổ phiếu đang thuộc diện cảnh báo.

Trên đây là những thông tin về Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo là gì? Có nên mua cổ phiếu đang bị cảnh báo? Và danh sách cổ phiếu đang bị cảnh báo mọi người có thể tìm hiểu thêm. Mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu được một cách cụ thể hơn và đưa ra sự lựa chọn góp vốn đầu tư sáng suốt cho mình. Chúc bạn có những lựa chọn đúng và đầu tư thành công nhé!

Bài viết tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
CỔ PHIẾU BỊ ĐƯA VÀO DIỆN CẢNH BÁO LÀ GÌ?

Trả lời

Chuyển lên trên
188BET JUN88