CHI PHÍ TÀI CHÍNH LÀ GÌ?

8 mn read

Để hoạt động doanh nghiệp, chi phí tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy Chi phí tài chính là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chi phí tài chính và một số vấn đề liên quan đến chi phí tài chính. 

Chi phí tài chính là gì? 

Chi phí tài chính trong tiếng Anh gọi là Financial Charges. 

Chi phí tài chính là khoản phí cho việc sử dụng tín dụng và gia hạn tín dụng hiện có. Có thể là 1 khoản cố định hoặc tỷ lệ % của các khoản vay. Chi phí tài chính có thể hiểu nhanh nhất qua các hình thức đó là tiền lãi. Lãi mua hàng trả chậm, lãi phát sinh khi đi thuê tài sản thuê tài chính hay các khoản lỗ khi thực hiện giao dịch về ngoại tệ, lỗ do thanh lý, nhượng bán tài sản… 

Chi phí tài chính là gì? 
Chi phí tài chính là gì? 

Có thể hiểu chính xác chi phí tài chính là các khoản chi phí cho hoạt động tài chính như chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch chứng khoán… 

Kiệt quệ tài chính là gì? 

Kiệt quệ tài chính trong tiếng Anh gọi là Financial Distress. 

Kiệt quệ tài chính là tình thế trong đó một công ty hoặc cá nhân không thể tạo ra doanh thu hoặc thu nhập vì không thể đáp ứng hoặc không thể thanh toán các nghĩa vụ tài chính của mình. 

Tình trạng này thường xảy ra là do chi phí cố định cao, tài sản có tính thanh khoản thấp hoặc doanh thu dễ bị ảnh hưởng bởi với sự suy thoái kinh tế.  

Việc bỏ qua các dấu hiệu kiệt quệ tài chính có thể tàn phá một công ty. Đến một thời điểm, sự kiệt quệ tài chính nghiêm trọng tới mức không thể khắc phục bởi nghĩa vụ tài chính của công ty hoặc cá nhân quá cao và không thể được thanh toán, và không đủ doanh thu để bù đắp nợ.  

Nếu điều này xảy ra, phá sản có thể là lựa chọn duy nhất. 

Bài viết tham khảo: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH LÀ GÌ?

Chi phí tài chính gồm những gì? 

Chi phí tài chính gồm những gì? 
Chi phí tài chính gồm những gì? 

Chi phí tài chính được phản ánh trong tài khoản kế toán 365 thông qua 2 đối tượng như sau: 

Chi phí tài chính bên nợ 

  • Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính. 
  • Lỗ bán ngoại tệ. 
  • Chiết khấu thanh toán cho người mua. 
  • Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư. 
  • Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; 
  • Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. 
  • Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác. 
  • Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác. 

Chi phí tài chính bên có  

  • Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết). 
  • Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính. 
  • Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. 

Lưu ý đặc biệt: Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ. 

Các chi phí không được tính vào chi phí tài chính 

  • Chi phí bán hàng. 
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp. 
  • Chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. 
  • Chi phí xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp. 
  • Chi phí trang trải bằng nguồn kinh phí khác. 

Bài viết tham khảo: CÁCH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀO CHỨNG KHOÁN

Chi phí tài chính có ý nghĩa gì? 

Chi phí tài chính có ý nghĩa gì? 
Chi phí tài chính có ý nghĩa gì? 

Trước hết, chi phí tài chính phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi một doanh nghiệp khi mức chi phí tài chính phải chi trả cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang được đẩy mạnh và phát triển. Tuy nhiên nếu các chi phí tài chính về lỗ, lãi cao và nhiều thì cũng có nguy cơ công ty đang khó khăn trong kinh doanh. Vậy nên dựa vào chi phí tài chính doanh nghiệp có thể đưa ra các dự báo về tài chính. Đây cũng là căn cứ để phân tích tài chính của doanh nghiệp. 

Dựa vào chi phí tài chính có thể nắm bắt tình hình kinh doanh của công ty doanh nghiệp. Cũng như rà soát kế toán một cách chặt chẽ tránh trường hợp tham nhũng, biển thủ công quỹ của công ty. Doanh nghiệp có thể thấy được tiến trình sử dụng tài chính của công ty như thế nào. Qua đó định hình lại các kế hoạch của công ty một cách hợp lý nhất. 

Bên cạnh dựa vào chi phí tài chính để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thì còn có thể đưa ra các kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình thực tế. Có thể cân nhắc các dự án vay vốn đầu tư có thích hợp hay không. 

Bài viết tham khảo: CÓ TIỀN NÊN ĐẦU TƯ GÌ VÀO THỜI ĐIỂM NÀY?

Một số vấn đề liên quan đến chi phí tài chính 

Việc quản lý và duy trì hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ cần đến các nhà quản lý tài chính, thông qua nhiều cơ chế quản lý khác nhau. Theo đó, mỗi doanh nghiệp sẽ có những công cụ riêng biệt để đạt được mục tiêu tài chính. Việc nghiên cứu và phân tích các thông số tài chính rất quan trọng. Để sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả hơn. 

Một số vấn đề liên quan đến chi phí tài chính 
Một số vấn đề liên quan đến chi phí tài chính 

Phân tích tài chính 

Phân tích tài chính là việc sử dụng nhiều công cụ, phương pháp để xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào sự phân tích này, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức rủi ro, chất lượng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. 

Dựa vào phân tích tài chính, chúng ta còn có thể thấy được tiềm lực và thế mạnh của doanh nghiệp, các thực trạng và xu hướng tài chính để đánh giá thế mạnh cũng như điểm yếu của hoạt động kinh doanh, sản xuất. 

Phân tích tài chính cần sử dụng: Thông tin nội bộ của doanh nghiệp, thông tin bên ngoài doanh nghiệp, thông tin số lượng và thông tin giá trị. Những thông tin này cần được các nhà phân tích và đánh giá rõ. 

Bảng cân đối kế toán 

Đây là một báo cáo mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định. Bảng này có ý nghĩa to lớn để các doanh nghiệp phản ánh tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp đó. Trong đó bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Các khoản sẽ được kê khai bằng việc sắp xếp khả năng chuyển hóa thành tiền – tính thanh khoản – giảm dần từ trên xuống. 

Báo cáo kết quả kinh doanh 

Báo cáo kết quả kinh doanh 
Báo cáo kết quả kinh doanh 

Đây là một trong những tài liệu quan trọng của phân tích báo cáo tài chính. Dựa vào đây có thể thấy sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, cho phép tính toán được khả năng hoạt động của công ty trong tương lai. 

Báo cáo kinh doanh sẽ được phân tích so sánh với doanh thu tiền thực có trong quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ. Chính vì vậy, báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn nhất định. Giúp tổng hợp tài chính và kết quả sử dụng các tiềm năng vốn, kiểm soát các bất thường. 

Báo cáo chuyển lưu tiền tệ 

Đánh giá về khả năng chi trả của công ty, cần phải tìm hiểu ngân quỹ của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm: dòng tiền thực nhập quỹ, dòng tiền thực xuất quỹ. 

Thuyết minh báo cáo tài chính 

Thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích mang lại thông tin chi tiết và cụ thể về tình hình hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chú ý đến điểm này. 

Công khai báo cáo tài chính theo luật định 

Theo quy định điều 32, điều 33 luật kế toán các doanh nghiệp kinh doanh bắt buộc phải có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính trong thời hạn một năm hai mươi ngày (tính từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm). 

Nội dung báo cáo tài chính gồm các thông tin liên quan đến tình hình tài sản, nợ, vốn, kết quả kinh doanh, thông báo bằng các văn bản theo quy định của pháp luật. 

Các phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp 

Các phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp 
Các phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp 

Để hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chuyên gia cần kiểm tra báo cáo tài chính. Có nhiều phương pháp để phân tích tài chính, theo đó có thể dùng phương pháp DUPONT. 

Đánh giá hiệu quả tài chính 

Sau khi đã phân tích tài chính thì chưa đủ để nhận xét, đánh giá, hay đưa ra những quyết định quản lý quan trọng cho các nhà quản lý cũng như những đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn, bạn cần có khâu đánh giá cuối cùng. 

Trên các cơ sở tỷ suất sử dụng các chỉ tiêu khoa học. Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá hiệu quả để đưa ra những phản ánh rõ ràng nhất về hạng phục quan trọng của doanh nghiệp. 

Thông qua bài viết bạn có thể hiểu rõ về Chi phí tài chính là gì? Và một số vấn đề liên quan đến chi phí tài chính. Như vậy dựa vào chi phí tài chính bạn sẽ đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có thể quyết định đầu tư vào hay không. Chúc các bạn thành công! 

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản