CHI PHÍ CƠ HỘI

8 mn read

Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với hàng ngàn quyết định lựa chọn giữa các phương án khác nhau. Khi đó, chúng ta cần phải xem xét về những gì bạn có thể đạt được cũng như những gì bạn có thể từ bỏ để cân nhắc, tính toán lựa chọn; hay nó chính là chi phí cơ hội. Vậy định nghĩa cơ bản nhất về chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội như thế nào chuẩn xác nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Đọc thêm: BÁNH XE CUỘC ĐỜI

Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội là gì- Ưu, nhược điểm và công thức tính chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là gì- Ưu, nhược điểm và công thức tính chi phí cơ hội

Theo định nghĩa của ngành kinh tế học, chi phí cơ hội (tiếng Anh là Opportunity Cost, viết tắt là OC); được hiểu là chi phí đại diện cho những lợi ích mà một cá nhân, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì lựa chọn phương án khác.

Hay có thể hiểu theo một cách đơn giản thì chi phí cơ hội là khái niệm phản ánh chi phí sử dụng các nguồn lực khan hiếm vào việc sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ bằng giá trị của các cơ hội bị bỏ qua. Trong hoạt động kinh doanh, dù báo cáo tài chính không hiển thị chi phí cơ hội nhưng các chủ doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng chi phí cơ hội để đưa ra quyết định khi có nhiều sự lựa chọn.

Trên thực tế, chi phí cơ hội không phải lúc nào cũng là tiền bạc. Nó còn để chỉ các nhân tố khác như thời gian, các mối quan hệ. Vậy nên, việc xác định chi phí cơ hội đôi khi không có được số liệu chính xác và rất khó để xác định, Thế nhưng, các doanh nghiệp vẫn đánh giá nó khi chọn thực thi một kế hoạch, một dự án.

Ví dụ về chi phí cơ hội

Ví dụ về chi phí cơ hội
Ví dụ về chi phí cơ hội

Một ví dụ về chi phí cơ hội khi bạn tự kinh doanh. Bạn muốn thành lập một công ty phần mềm, bạn phải thuê văn phòng, tuyển lập trình viên, và sau đó bán phần mềm. Sau một năm, chi phí trực tiếp là:

  • Thuê văn phòng: 12.000 USD
  • Lương: 24.000 USD
  • Các chi phí tiện ích: 10.000 USD

Tổng chi phí trong năm là 46.000 USD. Giả sử doanh số phần mềm là 48.000 USD, bạn sẽ rất vui vì lợi nhuận là 2.000 USD.

Thế nhưng, lợi nhuận kế toán tính theo cách này không đo lường chính xác sự thành công của bạn. Ví dụ giả sử bạn không tự kinh doanh mà bạn có thể làm việc cho một ngân hàng quốc tế và kiếm được 8.000 USD. Vậy cơ hội kiếm được 8.000 USD đã bị bạn bỏ qua chính là chi phí cơ hội. Có nghĩa bạn đã mất đi một khoản lợi kinh tế là 6.000 USD vì chọn tự kinh doanh thay vì làm ngân hàng.

Một ví dụ khác: Một người ra quyết định đầu tư 100 triệu vào ngân hàng bằng cách gửi tiết kiệm với lãi suất 10 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, nếu anh ta đầu tư số tiền này vào vàng thì lợi nhuận là 12 triệu đồng/năm. Vậy nếu quyết định cuối cùng là đầu tư vào ngân hàng vậy chi phí cơ hội của anh ta là 2 triệu đồng.

Tham khảo: MUA VÀNG THẦN TÀI

Công thức tính chi phí cơ hội

Công thức tính chi phí cơ hội
Công thức tính chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội được tính theo công thức:

OC = FO – CO

Trong đó:

  • OC: Chi phí cơ hội (opportunity cost)
  • FO: Lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất (Return on best foregone option)
  • CO: Lợi nhuận của lựa chọn được chọn (Return on chosen option)

Liên hệ với ví dụ trên.

  • Trường hợp kinh doanh phần mềm: Bạn sẽ thu được lợi nhuận 2000$
  • Trường hợp làm việc cho công ty phần mềm: Bạn sẽ thu được mức lương 8000$

Giả sử bạn lựa chọn tiếp tục kinh doanh phần mềm thì chi phí cơ hội ở đây sẽ là:

OC = 8000$ – 2000$= 6000$

Vậy chi phí cơ hội mà bạn phải đánh đổi nếu không lựa chọn làm việc ở công ty phần mềm mà tiếp tục vận hành công ty của bạn sẽ là 6000$.

Xét thêm một ví dụ khác:

Nhà đầu tư A muốn đầu tư 100.000 USD. Ông cần cân nhắc giữa hai sự lựa chọn:

  • Sự lựa chọn 1: Đầu tư vào thị trường chứng khoán, lợi nhuận ước tính 14%/năm. Vậy là nhà đầu tư này có thể kiếm được 14.000 USD nhờ vào sự lựa chọn này.
  • Sự lựa chọn 2: Đầu tư trang thiết bị sản xuất mới. Khi đó lợi nhuận 10%, tức 10.000 USD nhờ mua mới tài sản cố định.

Như vậy, chi phí cơ hội của nhà đầu tư A sẽ được tính như sau:

OC = FO – CO = 14.000 – 10.000 = 4.000 (USD)

Tìm hiểu thêm: CÁCH TÍNH LỢI NHUẬN SAU THUẾ

Ưu điểm và nhược điểm của chi phí cơ hội

Việc phân tích những ưu nhược điểm của chi phí cơ hội cũng là một điều cần thiết trong kinh doanh và các hoạt động đầu tư. Qua đó có thể đưa ra những quyết định chính xác, mang đến lợi nhuận lâu dài.

Ưu điểm và nhược điểm của chi phí cơ hội
Ưu điểm và nhược điểm của chi phí cơ hội

Ưu điểm

  • Giúp mỗi người nhận thức về cơ hội bị mất: Lợi ích chính của chi phí cơ hội là việc khiến bạn phải cân nhắc thực tế là khi lựa chọn giữa các phương án; bạn đã từ bỏ một số lợi ích trong phương án không được chọn. Nhận thức được những điều này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định hợp lý, sáng suốt. Đánh giá về mặt kinh tế thì nó giúp bạn tối đa hóa được nguồn lực.
  • Giá tương đối trong chi phí cơ hội: Một lợi ích quan trọng của việc đánh giá xem xét chi phí cơ hội của bạn là nó cho phép bạn so sánh giá tương đối và lợi ích của từng phương án. So sánh tổng giá trị của mỗi lựa chọn và quyết định lựa chọn nào mang lại giá trị tốt nhất cho số tiền của bạn; xứng đáng với khoản đầu tư mà bạn bỏ ra. 

Nhược điểm

  • Mất thời gian tính toán: Để tính toán được thì chi phí cơ hội cần thời gian để cân nhắc. Các quyết định sáng suốt hơn có thể được đưa ra sau khi xem xét chi phí cơ hội. Thế nhưng, không phải lúc nào ta cũng có nhiều thời gian để đánh giá các sự lựa chọn. Các nhà quản lý thậm chí còn có  yêu cầu giới hạn thời gian khi so sánh các lựa chọn; và bạn phải nhanh chóng đưa ra quyết định kinh doanh. Điều này khiến cho đôi khi bạn đưa ra quyết định theo kinh nghiệm thực tế và đánh giá kết quả của sau đó.
  • Khó để thực hiện kế toán: Dù cho được đánh giá hữu ích trong việc giúp nhà quản trị đưa ra quyết định; tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của chi phí cơ hội chính là không được hạch toán vào tài khoản kế toán của công ty.

Tầm quan trọng của chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh, đầu tư

Tầm quan trọng của chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh, đầu tư
Tầm quan trọng của chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh, đầu tư

Chi phí cơ hội chính là phần lợi ích mà bạn chấp nhận bỏ ra như tiền bạc, thời gian, và công sức của bạn cho một điều này thay vì một điều khác. Với những phân tích về ưu và nhược điểm của chi phí cơ hội ở trên; ta có thể thấy chi phí cơ hội đóng một vai trò lớn trong quản lý tài chính.

Dù trong cuộc sống hay trong hoạt động kinh doanh thì mỗi lựa chọn mà bạn thực hiện đều kèm theo chi phí cơ hội. Mặc dù chi phí cơ hội đó không dễ dàng nhìn thấy. Việc nhận thức về các chi phí cơ hội được đánh giá rất quan trọng. Đối với mỗi quyết định mà bạn đưa ra, sự khác biệt về kết quả giữa những lựa chọn là chi phí cơ hội mà bạn phải đối mặt.

Vậy nên bạn cần xem xét một cách thật kỹ càng, cẩn thận về tất cả các quyết định của mình. Nếu chúng ta tiếp tục đổ ngày càng nhiều hơn một nguồn lực hạn chế vào một hoạt động. Kết quả là chi phí cơ hội của chúng ta sẽ tăng lên đối với mỗi đơn vị bổ sung của nguồn lực đó.

Tất cả các doanh nghiệp đều cố gắng sử dụng tối đa các nguồn lực của mình, tức là sử dụng nguồn lực có hiệu quả. Không ai trong chúng ta có nguồn lực vô hạn. Vậy nên, điều quan trọng là chúng ta phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn về những gì chúng ta có.

Các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý thông minh nắm bắt các nguồn lực mà họ có sẵn và triển khai chúng để đảm bảo lợi nhuận lớn nhất – tức là giảm thiểu chi phí cơ hội. Nhưng họ cũng hiểu rằng chi phí này không phải là bất biến. Nó tăng lên – lúc đầu chậm, nhưng càng về sau càng nhanh khi bạn áp dụng tài nguyên cho các nhiệm vụ mà chúng không phù hợp và khiến các lĩnh vực khác bị bỏ quên.

Đọc thêm: TỰ DO TÀI CHÍNH

Lời kết về chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là yếu tố không thể bỏ qua khi đánh giá chi phí – lợi ích. Các doanh nghiệp trước khi đưa ra phương án cho hoạt động kinh doanh của mình thì nên có sự đầu tư tìm hiểu trên nhiều khía cạnh để đưa ra phương án khả thi nhất.

Chi phí cơ hội luôn giữ một vai trò trọng tâm, ảnh hưởng đến các quyết định trong cả cuộc sống và hoạt động kinh doanh của chúng ta. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu rõ thế nào là chi phí cơ hội, cách tính toán nó chính xác nhất. Từ đó có thể cân nhắc kỹ càng để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý cho cá nhân và doanh nghiệp của bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Đọc là bước đi đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng số chia sẻ kiến thức về các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản