Trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế là chỉ số tài chính quan trọng được nhiều người quan tâm. Bởi nó phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vậy cách tính lợi nhuận sau thuế như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!
Lợi nhuận sau thuế là gì?
Lợi nhuận sau thuế (hay lợi nhuận ròng), là tỷ suất thực hiện tài chính được tính bằng cách chia thu nhập ròng theo doanh thu thuần. Có nghĩa là phần lợi nhuận sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng trừ đi các khoản chi phí để làm ra sản phẩm và thuế trong kỳ tài chính. Đây cũng là lợi nhuận cuối cùng của công ty.
Lợi nhuận sau thuế là chỉ số thường được sử dụng trong phân tích tài chính để xác định khả năng sinh lời của công ty. Nếu chỉ số này càng cao thì công ty hoạt động càng tốt. Lúc này các cổ đông sẽ nhận được nhiều lợi nhuận hơn. Đồng thời, nó đánh giá doanh nghiệp có đang kiểm soát chi phí của mình tốt hay không. Lúc này sẽ gọi là lợi nhuận ròng sau thuế (tiếng Anh là Profit After Tax).
Thông thường, thu nhập ròng sau thuế được tái đầu tư trở lại công ty, trả cổ tức hoặc được sử dụng để mua cổ phiếu quỹ.
Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế không phải là yếu tố quyết định toàn hoàn chính xác về kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Biện pháp tài chính này có thể mô tả hiệu quả về tình hình hoạt động của công ty.
Có thể bạn chưa biết: Lợi nhuận tài chính là gì?
Cách tính lợi nhuận sau thuế
Dưới đây là công thức tính lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó:
- Tổng doanh thu: Là số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh của mình tính trong một năm tài chính.
Tổng doanh thu = Giá của hàng hóa x Số lượng sản phẩm được bán ra
- Tổng chi phí: Là khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn như: Giá nguyên liệu, chi phí thuê lao động, thuê kho, bãi, chi phí vận hành doanh nghiệp…
Tổng chi phí = Chi phí sản xuất kinh doanh + Chi phí tài chính + Các chi phí khác
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Đây là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Chẳng hạn như: thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Căn cứ vào Điều 10, Thuế thu nhập doanh nghiệp thường là 20% (trừ các đối tượng được ưu đãi về thuế suất theo quy định). Ngoài ra, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Như vậy, tùy vào lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp mà khi tính toán cần lưu ý để có kết quả chính xác.
Ví dụ về cách tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
Ví dụ:
Doanh nghiệp XYZ có tổng doanh thu là 900 triệu VNĐ/tháng. Tổng chi phí bỏ ra để mua nguyên vật liệu, thuê nhân công, thuê kho, bãi… là 300 triệu VNĐ. Mức thuế suất áp dụng với doanh nghiệp XYZ là 20%. Hãy tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp XYZ.
Áp dụng công thức trên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp XYZ là:
Lợi nhuận sau thuế = 900.000.000 – 300.000.000 – (20% x 900.000.000) = 420.000.000 VNĐ
=> Như vậy, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp XYZ là 420.000.000 VNĐ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế là chỉ số quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình tính toán sẽ có những hạn chế nhất định. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế:
Chi phí vận hành doanh nghiệp
Để tối đa hóa lợi nhuận của mình thì doanh nghiệp cần thực hiện tối giản chi phí vận hành. Do đó, chủ doanh nghiệp và bộ phận kế toán cần biết cách cân đối chi tiêu để làm sao cho mức chi tối đa chỉ bằng 30% doanh thu của tháng.
Giá gốc sản phẩm
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra giá hợp lý nhất cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Giá gốc tỉ lệ nghịch với lợi nhuận trong cùng mức giá bán ra.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Đây là yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Loại thuế này được định mức theo quy định của Nhà nước, không thể tăng giảm tùy ý. Do đó, để tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp khác. Cụ thể:
- Nâng cao năng lực sản xuất
- Tăng thời gian làm việc của nhân viên
- Mở rộng quy mô phát triển
Ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế
Việc xác định lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) rất quan trọng với hầu hết các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Dưới đây là một số ý nghĩa mà bạn có thể tham khảo:
Đối với doanh nghiệp
- Lợi nhuận sau thuế chính là thước đo xác định doanh nghiệp đó đang kinh doanh có lãi, lỗ hay hòa vốn. Dựa vào chỉ số này, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ tìm ra phương án cải thiện kết quả kinh doanh hoặc phát huy các chính sách kinh doanh mang lại hiệu quả tốt.
- Nếu lợi nhuận ròng tăng liên tục, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt. Ngoài ra, các công ty có thể nghiên cứu và đưa ra chiến lược kinh doanh trong tương lai khi so sánh lợi nhuận ròng với chỉ số trung bình trên thị trường.
- Đối với doanh nghiệp lớn thì đây là chỉ số rất quan trọng vì nó chính là nguồn thu nhập của các cổ đông.
Đối với nhà đầu tư
- Đối với các cổ đông, dựa vào chỉ số này, họ có thể phân tích để đưa ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
- Lợi nhuận ròng cũng là cơ sở quan trọng xác định việc gọi vốn đầu tư của doanh nghiệp có thành công hay không. Các nhà đầu tư có thể dựa vào con số này để cân nhắc trước khi rót vốn đầu tư.
Lưu ý: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không phải toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đó kiếm được. Trong báo cáo thu nhập sẽ bao gồm nhiều khoản chi phí không sử dụng đến tiền mặt (khấu hao, khấu trừ dần). Vì vậy, để nắm được doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu tiền mặt cần phải xem báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Có thể bạn quan tâm đến: Biên lợi nhuận gộp
Các vấn đề cần lưu ý về lợi nhuận sau thuế
- Sau khi làm ăn có lãi, các cổ đông góp vốn liên kết được chia lãi theo quy định của hợp đồng.
- Khi số lỗ của năm trước đã hết hạn, bù lỗ sẽ được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
- 10% lợi nhuận sau thuế sẽ được trích vào quỹ dự phòng tài chính, tối đa số dư quỹ bằng 25% VĐL.
- Sau khi lập quỹ quy định xong, số tiền còn lại sẽ được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn công tư tự huy động bình quân trong năm và vốn nhà nước đầu tư tại công ty.
- Các quỹ đặc biệt được trích từ lợi nhuận sau thuế mà pháp luật quy định phải trích lập theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với công ty đặc thù. Số còn lại sẽ được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty.
Như vậy, trên đây là bài viết về Cách tính lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình của mình để đưa ra chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời còn giúp các cổ đông có quyết định đầu tư đúng đắn trong quá trình đầu tư. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với mọi người. Chúc các bạn luôn thành công!
Bài viết tham khảo: