Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới chứng khoán

1. Tổng sản phẩm quốc gia – GDP

Một trong những chỉ số quan trọng nhất của nền kinh tế vĩ mô là GDP – tổng sản phẩm quốc gia. Chúng ta đã biết có 3 cách tính GDP: phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập, và phương pháp giá trị gia tăng. Trong đó phổ biến nhất là phương pháp chi tiêu.

Hãy tưởng tượng nền kinh tế của chúng ta có 3 khu vực: hộ gia đình, khối doanh nghiệp và nhà nước. Cả ba khu vực này đều cần chi tiêu. Hộ gia đình mua gà. Doanh nghiệp mua máy ấp trứng gà. Và nhà nước mua điện để cung cấp cho nền kinh tế nuôi gà. Nền kinh tế có ba luồng chi tiêu là chi tiêu hộ gia đình (Consumption, C), chi tiêu doanh nghiệp (Investment, I) và chi tiêu chính phủ (Government spending, G). Ngoài ra chúng ta còn có những chi tiêu của người nước ngoài đối với những sản phẩm trong nước, ví dụ: xuất khẩu gà (Export-X). Và nếu chúng ta mua của người nước ngoài, ví dụ: trứng gà nhập từ Trung Quốc (Import-M), thì sẽ phải loại trừ ra khỏi GDP do trứng gà đó được sản xuất trong phạm vi quốc gia Trung Quốc. Do vậy, GDP = C + I + G + X – M. Đây là cách hiểu về GDP đơn giản nhất về mặt kinh tế.

Ảnh hưởng của GDP đối với TTCK:

GDP tăng trưởng sẽ tác động tích cực đến TTCK phát triển về lượng và chất;

Khi tốc độ tăng GDP tăng sẽ tăng số lượng doanh nghiệp đặc biệt là các công ty cổ phần, sẽ tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế;

Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và vốn đầu tư gián tiếp FII. Khi có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia, giúp cải thiện tính hiệu quả và sự minh bạch thị trường, kéo theo sự năng động và làm thị trường phát triển;

Tăng trưởng kinh tế tạo ra nhu cầu cho loại dịch vụ tài chính khác nhau từ đó làm hệ thống tài chính phát triển sẽ đem lại điều lợi cho công ty cần vốn để phát triển;

GPD tăng quá nóng đẩy TTCK phát triển tới mức tôt độ. Điều này dẫn dến nguy cơ khủng hoảng kinh tế và kéo theo khủng hoàng T#TCK..

2. Chỉ số giá tiêu dùng – CPI

Đây là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tiến hành như sau:

Thông thường, chỉ số tiêu dùng (CPI) ôn hòa, ổn định ở mức khoảng 5% là điều kiện lý tưởng để TTCK hoạt động bình thường trong giả định các nhân tố khác liên quan đến TTCK không đổi.

Ảnh hưởng CPI đến TTCK:

#CPI tăng gắn với việc phải tăng chi phí đầu vào. Điều này làm giảm lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp, BCTC doanh nghiệp không được khả quan. Do vậy, doanh nghiệp không còn sức hút với nhà đầu tư trên TTCK…

#CPI tăng sẽ làm tăng áp lực buộc nhà nước phải thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt khiến các nhà đầu tư chứng khoán tiếp cận nguồn tín dụng khó khăn hơn, vì vậy làm giảm đầu tư vào TTCK…

#CPI tăng sẽ kéo theo việc phải tăng lãi suất ngân hàng, khiến lãi suất ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn kinh doanh chứng khoán, thúc đẩy việc tăng mức gửi tiết kiệm hoặc mua vàng để bảo toàn tiền vốn của nhà đầu tư, điều này cũng khiến làm thu hẹp dòng đầu tư trên TTCK…

#CPI tăng có thể còn gây 2 tác dụng trái chiều khác là: Tăng bán ra các chứng khoán “xấu” để rút vốn khỏi TTCK, và tăng mua vào những chứng khoán “tốt” để “ẩn nấp” lạm phát.

3. Lạm phát

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự “ổn định giá cả”.

Hiểu một cách đơn giản, lạm phát là sự gia tăng mức giá chung. Giảm phát là sự suy giảm mức giá chung. Mức giá “chung” thường đư

Hùng Canslim, [10.05.20 14:54] ợc hiểu ngầm là mức giá tiêu dùng (consumer price).

Nếu Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P -1 là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:

Ảnh hưởng lạm phát đến TTCK:

Lạm phát ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường chứng khoán thông qua thị trường hàng hóa. Lạm phát tăng có nghĩa rằng chi phí của doanh nghiệp sẽ bị đẩy lên cao, giá hàng hóa theo đó mà tăng lên. Nhưng cầu hàng hóa sẽ giảm xuống vì giá tăng lên, dẫn đến doanh thu của hàng hóa cũng theo đó mà giảm. Doanh nghiệp không còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư trên TTCK.

Lạm phát cao xảy ra là dấu hiệu cho nền kinh tế bất ổn, do vậy khi lạm phát xảy ra với giá trị cao sẽ làm cho người dân, nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế. “Tâm lý bầy đàn” có thể xuất hiện trong trường hợp này, sẽ kéo theo việc rút vốn ồ ạt ra khỏi thị trường, tạo cho thị trường càng thêm bất ổn.

Lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán thông qua con đường thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát. Khi lạm phát tăng cao thì lãi suất sẽ được nâng theo. Đối với trái phiếu, khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu giảm, dẫn đến tình trạng bán tháo trái phiếu trên thị trường, làm cho việc huy động vốn bằng trái phiếu gặp khó khăn. Đối với cổ phiếu, khi lãi suất tăng thì nhà đầu tư có xu hướng rút vốn ra khỏi thị trường cổ phiếu để gửi ngân hàng với lãi suất cao hơn.

4. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.

Ví dụ: Tỷ giá hối đoái liên ngân hàng của yên Nhật (JPY, ¥) với đô la Hoa Kỳ (USD, $) là 91 có nghĩa là 91 Yên sẽ được trao đổi cho 1 USD hoặc 1 USD sẽ đổi được 91 Yên.

Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp có các khoản nợ nước ngoài khi phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá cuối năm, trong đó có các doanh nghiệp ngành dịch vụ công cộng, xi măng, vận tải biển và dầu khí. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ngành dầu khí và vận tải biển, có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp từ việc bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ đầu ra thì cũng đồng thời được hưởng lợi từ việc thay đổi tỷ giá.

Bên cạnh những doanh nghiệp có khoản vay ngoại tệ, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu từ nước ngoài và chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước cũng chịu tác động từ việc thay đổi tỷ giá khi chi phí đầu vào gia tăng. Các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành như vật liệu cơ bản (thép, nhựa), hàng tiêu dùng (sữa, bánh kẹo), công nghiệp (hóa chất, vận tải kinh doanh xăng dầu) và dược phẩm sẽ phải giải bài toán cân đối giá bán sản phẩm đầu ra sao cho vừa bù đắp được chi phí đầu vào lại vừa đảm bảo giữ được thị phần và doanh thu.

Ở chiều hướng ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp và có kết hợp sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá; trong đó các ngành thủy sản, may mặc, cao su và khoáng sản. Điều này được thể hiện trên hai phương diện: giúp tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị phần và phần vượt trội thêm mà doanh nghiệp được hưởng khi các khoản thu ngoại tệ được ghi nhận bằng #VND.

5. Cung ứng tiền tệ

Gọi tắt là cung tiền, chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền trong nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ mở rộng:

Nếu lượng cung tiền mở rộng sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính mà chứng khoán là một trong số đó. Khi lượng cung tiền tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến TTCK khá mạnh do tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp. Chính sách mở rộng tiền tệ làm giảm lãi suất của nền kinh tế, làm giảm lãi suất chiết khấu của chứng khoán qua đó làm tăng giá kỳ vọng và tăng thu nhập.

Chính sách tiền tệ thắt chặt:

Lãi suất cao hơn do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt thường có tác động xấu cho TTCK. Lý do: thứ nhất, làm giảm giá của chứng khoán do làm tăng lãi suất chiết khấu trong các mô hình định giá; thứ hai, làm cho các chứng khoán thu nhập cố định trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn làm giảm thanh khoản vào cổ phiếu; thứ ba, làm giảm xu hướng vay mượn để đầu tư vào chứng khoán; và cuối cùng, làm tăng chi phí vận hành DN do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.

Theo đó một sự gia tăng trong cung tiền sẽ làm gia tăng thanh khoản và tín dụng cho nhà đầu tư cổ phiếu dẫn đến giá các chứng khoán cao hơn, nghĩa là cung tiền tăng lên sẽ dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển ổn định hơn cho TTCK.

Trên thực tế, những người lần đầu tiên tiếp cận với kinh tế học không thể không bối rối trước các thuật ngữ được nêu trên. Các chỉ số này giúp nhà đầu tư giám sát động lực của nền kinh tế. Do đó, nhiều người trong thị trường tài chính – chứng khoán đều theo dõi sát sao sự biến động của những chỉ số đó. Bài thảo luận hôm nay hy vọng giúp các bạn làm quen với một số thuật ngữ cơ bản nhất được sử dụng trong kinh tế vĩ mô và ý nghĩa kinh tế của chúng.

Hy vọng nhà đầu tư có thể hiểu và áp dụng những kiến thức này một cách hiệu quả nhất trong đầu tư chứng khoán.

Đánh giá post
Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới chứng khoán

Trả lời

Chuyển lên trên
188BET JUN88