CÁC MẪU HÌNH TRONG CHỨNG KHOÁN

Các mẫu hình trong chứng khoán
11 mn read

Trong đầu tư chứng khoán, việc quan sát và sử dụng các mẫu hình để phân tích kỹ thuật chọn thời điểm mua và bán cổ phiếu là cực kỳ quan trọng. Hãy cùng Thịnh Vượng Tài chính tìm hiểu về các mẫu hình trong chứng khoán thông dụng nhất. Và cách áp dụng vào giao dịch để tạo nên mức lợi nhuận cao nhất trong bài viết dưới đây nhé! 

Mẫu hình trong chứng khoán là gì?

Mẫu hình trong chứng khoán là gì?
Mẫu hình trong chứng khoán là gì?

Trên thị trường tài chính nói chung có rất nhiều hàng trăm hàng nghìn nhà đầu tư cùng tham gia giao dịch. Mỗi nhà đầu tư sẽ có tâm lý, phương pháp và các chiến lược giao dịch khác nhau: phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, phân tích định lượng,…. Tất cả những điều này tạo nên một thị trường sôi động, như một “trận chiến” thực sự. Nhưng tóm lại, các bên tham gia đều được gọi chung là cung và cầu. Và bản chất của mẫu hình kỹ thuật chính là sự phản ánh cho sự “đấu đá” của cung và cầu. Việc phân tích các mẫu hình có nhiệm vụ chính là tìm ra bên nào sẽ đang là bên có ưu thế giành chiến thắng. Vậy thôi.

Đọc thêm: MÔ HÌNH GIÁ TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Các mẫu hình trong chứng khoán được hình thành như thế nào?

Các mẫu hình trong chứng khoán được hình thành như thế nào?
Các mẫu hình trong chứng khoán được hình thành như thế nào?
  • Được hình thành bởi các vùng giao động
  • Chịu sự tác động bởi tâm lý thị trường
  • Là một dạng hình thái vận động tăng giảm của giá và có yếu tố lặp đi lặp lại.
  • Cung cấp các mức giá và các ngưỡng đảo chiều để hành động.

Các mẫu hình phản ánh tâm lý của nhà đầu tư:

  • Được hình thành sau các giao động tăng giảm về giá
  • Hành vi của các nhà đầu tư tạo nên các mẫu hình
  • Như một công thức mô phỏng lại hành vi giao dịch
  • Phản ánh trận chiến giữa cung và cầu
  • Yếu tố tâm lý và cảm xúc chi phối hành vi của các nhà đầu tư
  • Các mẫu hình có thể sẽ thất bại không thể được hoàn thành bởi các tác động trên.

Các mẫu hình trong chứng khoán

Các mẫu hình trong chứng khoán
Các mẫu hình trong chứng khoán

Các mẫu hình nến không thể biểu diễn dưới dạng đường

Các mẫu hình nến không thể biểu diễn dưới dạng line là các mẫu hình đặc biệt. Chúng còn được gọi với cái tên gọi phổ biến khác là Price action (hành động giá). Chúng rất đơn giản, rất cô đọng nhưng vô cùng hiệu quả. Các mẫu hình này chỉ cần dùng một hoặc vài thanh nến để biểu thị.Chúng bao gồm các loại sau:

Mẫu hình Pin Bar

Mẫu hình Pin Bar
Mẫu hình Pin Bar

Mô hình nến Pin bar là một trong những mẫu hình được những trader chuyên nghiệp, nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn khi phân tích. 

Pin Bar là mẫu hình giá đảo chiều thể hiện sự từ chối của giá tại một mức nhất định trên thị trường. 

Đặc điểm mẫu hình này là phần bóng nến kéo dài về phía đầu hoặc phía đuôi nến, kèm theo một thân nến ngắn.

Phần bóng nến của mô hình nến Pin Bar biểu thị vùng giá bị từ chối. Và ngụ ý rằng giá sẽ tiếp tục di chuyển ngược lại với hướng mà phần bóng nến chỉ ra.

Cho nên, nến Pin Bar giảm giá là nến có bóng dài phía trên. Thể hiện sự từ chối của các mức giá cao hơn với ngụ ý rằng giá sẽ giảm trong tương lai.

Mô hình nến Pin Bar tăng sẽ thể hiện đuôi dài phía dưới. Thể hiện sự từ chối của các mức giá thấp hơn với ngụ ý rằng giá sẽ tăng trong thời gian tới.

Một khi đã quen với mẫu hình Pin Bar thì sự xuất hiện của nó trên bất cứ biểu đồ nào cũng có thể mang lại lợi nhuận cho bạn giao dịch theo Pin Bar.

Mẫu hình Inside Bar

Mẫu hình Inside Bar
Mẫu hình Inside Bar

Inside bar theo tiếng Anh có nghĩa là nến nằm trong. Đây là mẫu hình gồm 2 nến: Mother bar (nến mẹ) và Inside bar (nến trong). Mother bar là cây nến mẹ có thân to và dài bao trọn lấy cây nến trong. Đây là lý do mà các trader gọi cấu tạo của Inside bar là “nến nằm trong nến”.

Mô hình nến Inside bar là mẫu mô hình “hai mang” bởi nó vừa báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng ban đầu; vừa cho tín hiệu về sự kết thúc của một xu hướng cũ để chuẩn bị mở đầu cho một xu hướng mới.

Tham khảo: CÁC MÔ HÌNH TRONG CHỨNG KHOÁN

Mẫu hình Fakey

Mẫu hình Fakey
Mẫu hình Fakey

Mô hình nến Fakey còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như bull trap, bear trap, mô hình bẫy giá,… Fakey là một trong các mô hình nến theo trường phái giao dịch hành động giá ( Price action).

Đây chính là một sự kết hợp giữa Inside Bar đi kèm với một cú phá vỡ giả.

Cấu tạo của Fakey bao gồm: một mẫu hình Inside bar, một nến phá vỡ Inside bar; một nến đảo chiều sự phá vỡ đó. Sau khi Fakey được hình thành, thị trường sẽ di chuyển theo hướng của cây nến đảo chiều.

Đầu tiên, thị trường hình thành mô hình nến Inside Bar (hai cây nến đầu tiên). Tiếp theo xuất hiện cây nến thứ ba thể hiện giá có vẻ đang đi lên. Lúc này, nhiều trader nghĩ rằng mẫu hình Inside Bar đã được kích hoạt nên sẽ thực hiện mua vào khi giá di chuyển ra khỏi phạm vi của mô hình. Nhưng sau đó, giá lại giảm mạnh xuống (cây nến thứ tư); hình thành mẫu hình phá vỡ giả Inside Bar (false-break out of Inside Bar). Kết quả tạo thành mô hình Fakey. Sau khi mô hình Fakey được tạo thành giá sẽ lao xuống mạnh. Đây là cơ hội tiềm năng để các trader kiếm được mức lợi nhuận lớn.

  • Với mẫu hình Fakey tăng giá, nến phá vỡ phải đóng cửa tại mức giá cao hơn đỉnh của cây nến trong. Hoặc chính mô hình Inside Bar đó. 
  • Với mô hình fakey giảm, nến phá vỡ phải đóng cửa tại mức giá thấp hơn đáy của cây nến trong. Hoặc bản thân mô hình đó.

Các mẫu hình có thể biểu diễn dưới dạng đường (line)

Các mẫu hình này đòi hỏi phải sử dụng một khoảng thời gian di chuyển của giá đủ dài để tạo ra các mẫu hình. Chúng có thể dùng đồ thị dạng nến, dạng thanh hoặc dạng đường để biểu diễn.

Dưới đây là các mẫu hình cơ bản và cũng rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật.

Mẫu hình Đầu và vai – Đầu và vai ngược (Head and Shoulder)

Mẫu hình Đầu và vai – Đầu và vai ngược (Head and Shoulder)
Mẫu hình Đầu và vai – Đầu và vai ngược (Head and Shoulder)

Đầu và Vai là một mẫu biểu đồ đảo chiều cho thấy xu hướng có khả năng đảo chiều khi nó đã hoàn thành; từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm. Đầu và vai được đặc trưng bởi ba đỉnh:

– Đỉnh giữa là đỉnh cao nhất (đầu)

– 2 đỉnh 2 bên thấp hơn hoặc gần bằng (vai). Mức thấp giữa các đỉnh này được kết nối với một đường xu hướng (đường viền cổ); thể hiện mức hỗ trợ chính để xem mức phá vỡ và sự đảo chiều xu hướng.

Mô hình đầu vai được hình thành và xác nhận khi mức hỗ trợ chính tại đường viền cổ bị phá vỡ.

Mẫu hình giá đầu và vai ngược tương tự như vậy nhưng theo hướng ngược lại. Đường viền cổ trong mẫu hình đầu vai ngược là một mức kháng cự để theo dõi cho một breakout cao hơn.

Tìm hiểu thêm: MÔ HÌNH VAI ĐẦU VAI

Mẫu hình tam giác

Mẫu hình tam giác
Mẫu hình tam giác

Mẫu hình Tam Giác (tiếng Anh là Triangle) là mô hình báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng nén lại và dao động trong biên độ được bó hẹp bởi một hình tam giác.Trong khu vực tam giác này, cả bên mua và bên bán đều không cho thấy sự chiến đấu gắt gao để tạo ra thắng lợi cho một bên. Và cả hai bên đều muốn chờ đợi một tín hiệu gì đó rõ ràng hơn cho đến tận cuối của tam giác. Càng về cuối tam giác lúc này độ nén đã lên đến đỉnh điểm và bung về một phía. 

Nhà đầu tư sẽ không biết giá sẽ đột phá theo hướng nào. Và bạn chỉ có thể biết rằng giá “khả năng cao” sẽ bùng nổ mạnh mẽ sau khi phá vỡ tam giác. 

Mẫu hình Tam Giác có 3 loại: Tam Giác Cân, Tam Giác Giảm và Tam Giác Tăng.

Mỗi mô hình sẽ có ý nghĩa, đặc điểm và cách nhận dạng khác nhau. 

Mẫu hình lá cờ

Mẫu hình lá cờ
Mẫu hình lá cờ

Mẫu hình lá cờ (Flag) là một trong các mẫu hình trong chứng khoán được nhiều trader ưa chuộng. Đây là mô hình báo hiệu giá tiếp tiếp diễn trong xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình giá Flag gồm 2 phần chính là: cán cờ và lá cờ.

  • Cán cờ là bộ phận thể hiện hướng đi của thị trường trước khi phần lá cờ được hình thành. Đây cũng là dấu hiệu quan trọng quyết định xu hướng của giá sau cú breakout khỏi mô hình.
  • Phần lá cờ có dạng hình chữ nhật nằm ngang; có xu hướng ngược lại so với hướng đi của cán cờ. Và có thể chếch lên trên hoặc xuống dưới một chút. 

Về mặt ý nghĩa, mô hình lá cờ là mô hình tiếp diễn xu hướng. Tức là dạng mô hình “đánh breakout” bằng việc sử dụng các lệnh chờ sẵn như sell stop hay buy stop.

Mô hình Flag có hai dạng mô hình chính, đó là: mô hình cờ tăng và mô hình cờ giảm. Nếu xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng thì nó là mô hình cờ tăng. Và ngược lại, nếu xuất hiện sau một xu hướng giảm thì gọi là mô hình cờ giảm. 

Mẫu hình hai đỉnh và mẫu hình hai đáy

Mẫu hình hai đỉnh và mẫu hình hai đáy
Mẫu hình hai đỉnh và mẫu hình hai đáy

Mẫu 2 đỉnh hoặc 2 đáy là một trong những mẫu hình biểu đồ phân tích kỹ thuật đáng tin cậy nhất. Nó rất dễ nhận ra và là 1 trong những công cụ yêu thích của nhiều trader kỹ thuật.

Mô hình được hình thành sau một xu hướng bền vững khi giá kiểm định ở ngưỡng hỗ trợ; hoặc kháng cự tương tự hai lần mà không có đột phá. Mô hình này báo hiệu sự bắt đầu của sự đảo chiều xu hướng trong trung và dài hạn.

Mô hình hai đỉnh Double Top thường xuất hiện trong một xu hướng tăng mạnh:

– Khi đạt đỉnh thứ 1, giá có xu hướng đảo chiều; tại vùng đảo chiều này sẽ hình thành đáy trung tâm.

– Nhưng giá không tiếp tục lao xuống mà quay trở về xu hướng tăng trước đó và tạo thành đỉnh thứ hai.

Mô hình giá 2 đỉnh thể hiện sự từ chối tăng giá không phải 1 lần mà là 2 lần để tạo ra một đỉnh mới cao hơn so với đỉnh cũ. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều và dự báo một xu hướng giảm giá mạnh sắp diễn ra.

Đọc thêm: MÔ HÌNH HAI ĐÁY

Mẫu hình ba đỉnh và mẫu hình ba đáy

Mẫu hình ba đỉnh và mẫu hình ba đáy
Mẫu hình ba đỉnh và mẫu hình ba đáy

Mẫu hình ba đỉnh và ba đáy là các mẫu đảo chiều ít phổ biến như đầu và vai hoặc hai đỉnh hoặc hai đáy. Tuy nhiên chúng hoạt động theo một cách tương tự . Và nó có thể là một tín hiệu giao dịch mạnh mẽ cho một sự đảo chiều xu hướng.

Các mẫu hình được hình thành khi giá kiểm định ở khoảng ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự ba lần và không thể vượt qua được.

Mô hình 3 đỉnh có nhìn giống như 3 ngọn núi có đỉnh ngang nhau. Với 2 đáy tạm thời. Đường thẳng qua 3 đỉnh gọi là đường kháng cự và đường nối 2 đáy được gọi là đường neckline (đường viền cổ). Đường này cũng đóng vai trò là đường hỗ trợ.

Mô hình 3 đỉnh thường là dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm.

Ngược lại mô hình 3 đáy thường là dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng.

Mẫu hình chữ nhật

Mẫu hình chữ nhật
Mẫu hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật (tên tiếng Anh là Rectangle Pattern). Đây chính là mô hình xuất hiện khi giá bị “kìm hãm” bởi hai đường xu hướng nằm ngang song song với nhau. Trong đó, đường xu hướng trên đi qua các đỉnh đóng vai trò là đường kháng cự. Còn đường xu hướng dưới đi qua các đỉnh đóng vai trò là đường hỗ trợ.

Mô hình này cho thấy cả bên mua và bên bán đang cố gắng áp đảo đối phương. Tuy nhiên sức đẩy không đủ mạnh để phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Giá có thể chạm vào đường hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi phá vỡ. Sau đó nó sẽ di chuyển theo hướng nó đã phá vỡ.

Mô hình chữ nhật chỉ được hoàn thiện khi giá bứt phá qua đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Nhưng có nhiều trường hợp, khi giá đã thoát ra khỏi hình chữ nhật; nó sẽ quay lại retest đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự rồi mới tiếp tục xu hướng trước đó một cách mạnh mẽ.

Mẫu hình cái nêm

Mẫu hình cái nêm
Mẫu hình cái nêm

Mô hình cái nêm có tên tiếng Anh là Wedge Pattern. Đây là mô hình xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm; và dự báo khả năng đảo chiều hoặc tiếp diễn của xu hướng trước đó.

Mô hình cái nêm có hình dạng rất giống với mô hình tam giác. Nên có thể rất khó để xác định và giao dịch. Nhiều trader vẫn thường xuyên nhầm lẫn hai mô hình này. Thường cấu tạo của mô hình cái nêm bao gồm hai đường là hỗ trợ bên dưới; kháng cự bên trên và cùng dốc lên hoặc dốc xuống hội tụ với nhau tại một điểm tạo thành hình cái nêm. 

Giá di chuyển trong “nêm” với biên độ dao động càng ngày càng hẹp. Khi khoảng cách được thu hẹp tới một mức độ nào đó; sẽ xảy ra một cú breakout theo một trong hai hướng lên hoặc xuống. Nếu giá phá vỡ lên trên ta gọi là xu hướng tăng. Và ngược lại, giá phá vỡ đi xuống ta gọi là xu hướng giảm.

Mẫu hình chiếc cốc và tay cầm

Mẫu hình chiếc cốc và tay cầm
Mẫu hình chiếc cốc và tay cầm

Mẫu hình chiếc cốc và tay cầm có tên Tiếng Anh là Cup and Handle.

Đây là mô hình tiếp tục xu hướng lên trong đó xu hướng đi lên đã tạm dừng; nhưng sẽ tiếp tục khi mô hình được xác nhận. Cấu trúc của mẫu hình này như sau:

Phần cốc của mẫu hình phải là hình chữ “U” giống như hình tròn của một cái tô thay vì hình chữ “V”. Với độ cao ngang bằng nhau ở cả hai mặt của cốc.

Phần tay cầm nằm phía bên phải của cốc khi giao dịch bị thu hẹp. Nó tương tự như một lá cờ hoặc hình bảng hiệu.

Một khi hoàn chỉnh hình mẫu, giá có thể vượt lên mức cao mới và tiếp tục xu hướng của nó cao hơn.

Lời kết về các mẫu hình trong chứng khoán

Trên đây là thông tin cụ thể về các mẫu hình trong chứng khoán thông dụng, được nhiều nhà đầu tư dùng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán nhất. Việc hiểu rõ đặc điểm và ý nghĩa của các mẫu hình này sẽ giúp các bạn nâng cao tỷ lệ chiến thắng lên rất nhiều. Bạn cũng nên áp dụng các mô hình trên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD, RSI hay các mô hình nến để đạt hiệu quả cao nhất. Chúc các bạn đầu tư thật thành công nhé!

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Đọc là bước đi đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng số chia sẻ kiến thức về các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản