CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VÀ Ý NGHĨA

7 mn read

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa của nó rất quan trọng trong quá trình đầu tư của bạn. Hiểu được các thông tin này sẽ giúp bạn có cách đầu tư hiệu quả hơn. Phân tích chỉ số tài chính cũng là cách để nhà đầu tư đánh giá quá trình hoạt động của công ty. Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính mang đến nhiều ý nghĩa với nhà phân tích tài chính; và các nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ. Vậy các chỉ số tài chính là gì? Tầm quan trọng của chúng như thế nào? Mời quý nhà đầu tư cùng tham khảo bài viết sau.

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa
Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa – Khái niệm cơ bản

Tham khảo bài viết: CÁCH TÍNH CHỈ SỐ P/B

Các chỉ số tài chính được hiểu là các mối quan hệ được xác định từ thông tin tài chính của công ty. Chúng được sử dụng cho mục đích so sánh và phân tích. Các chỉ số này là kết quả của việc chia số dư tài khoản; hoặc số đo tài chính cho một yếu tố khác. Chỉ số tài chính cũng được các chủ ngân hàng; nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích kinh doanh sử dụng để đánh giá tình trạng tài chính của công ty. Các chỉ số tài chính là các tỉ lệ được tính bằng cách chia một số liệu tài chính;tình hình  kinh doanh này cho một số liệu khác.

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa của chúng – Điểm qua các chỉ số phổ biến

Trong chứng khoán; các chỉ số thường rất dễ tính toán và sử dụng. Hầu hết chúng ta; nhất là các trader chuyên nghiệp hoặc những người tham gia trong lĩnh vực chứng khoán; họ đều biết các chỉ số tài chính là gì và sử dụng với mục đích như nào. Hầu như bất kỳ số liệu thống kê tài chính nào cũng có thể được so sánh bằng chỉ số. Tuy nhiên, trên thực tế; các chủ doanh nghiệp nhỏ và các nhà quản lý chỉ cần quan tâm đến một bộ chỉ số tài chính nhỏ để xác định yếu tố cần cải tiến. Vậy nên; Thịnh Vượng Tài Chính xin gửi đến bạn 4 chỉ số tài chính thường sử dụng nhất. 

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Chỉ số thanh toán

  • Chỉ số thanh toán hiện hành
  • Chỉ số thanh toán nhanh
  • Chỉ số thanh toán tiền mặt 
  • Chỉ số dòng tiền từ hoạt động
  • Chỉ số vòng quay các khoản phải thu
  • Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu
  • Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
  • Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
  • Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả
Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Chỉ số lợi nhuận

  • Tỷ suất lợi nhuận gộp
  • Tỷ suất lợi nhuận thuần 
  • Hệ số lợi nhuận trên tài sản
  • Lợi tức đầu tư 1
  • Lợi tức đầu tư 2
  • Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu
  • Chỉ số vòng quay tổng tài sản
  • Doanh thu trên mỗi nhân viên 
Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Chỉ số đòn bẩy

  • Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu
  • Chỉ số nợ 
  • Chỉ số giá trị cố định
  • Hệ số thanh toán lãi vay 
Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Chỉ số hiệu suất

  • Chỉ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) hàng năm
  • Chỉ số thời gian hàng tồn kho (Inventory holding period)
  • Chỉ số hàng tồn kho trên tài sản (Inventory to assets ratio)
  • Chỉ số vòng quay khoản phải thu (Accounts receivable turnover)
  • Thời gian thu nợ (Collection period)
Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Các chỉ số tài chính biến động theo thời gian; chúng chỉ có thể phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. Mỗi chỉ số tài chính sẽ có công thức xác định cũng như ý nghĩa riêng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu công thức và ý nghĩa của 4 chỉ số cơ bản đó là: Thanh toán; hoạt động; rủi ro và tiềm năng tăng trưởng.

Chỉ số thanh toán

Chỉ số thanh toán (hay còn gọi là chỉ số thanh khoản) thể hiện khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính hiện tại của công ty. Chỉ số này có nhiều loại nhỏ; trong đó có 3 chỉ số thanh toán hiện hành; chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số thanh toán tiền mặt thường hay được áp dụng. Mỗi chỉ số sẽ có công thức tính riêng cũng như ý nghĩa có sự khác nhau. Hay chúng ta có thể nói rằng; nhóm chỉ số này liên quan đến sự sẵn có về tiền mặt và các tài sản khác để trang trải các khoản phải trả; nợ ngắn hạn và các khoản nợ khác của công ty/ doanh nghiệp. 

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Ý nghĩa

  • Chỉ số thanh toán hiện hành cho biết khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn của một công ty. Khoản này được chi trả với việc dùng các tài sản lưu động như tiền mặt; hàng tồn kho hay các khoản phải thu. Chỉ số cao thể hiện khả năng chi trả của công ty đó đáp ứng được và ngược lại.
  • Chỉ số thanh toán nhanh là chỉ số cung cấp thông tin rõ ràng và chặt chẽ hơn về khả năng thanh toán cho các nghĩa vụ hiện tại của công ty. Một công ty có chỉ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Và khi đó việc này phải được xem xét cẩn thận. So với chỉ số hiện hành thì chỉ số thanh toán nhanh có sự chính xác hơn nhiều. 
  • Tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết một công ty có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu. 
Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Công thức

  1. Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
  2. Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền+các khoản phải thu+các khoản đầu tư ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn
  3. Chỉ số thanh toán tiền mặt = (Các khoản tiền và tương đương tiền)/(Nợ ngắn hạn)

Chỉ số hoạt động 

Chỉ số hoạt động biểu hiện các tỷ suất lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp và lợi nhuận đầu tư của khách hàng. Ngoài ra chỉ số sẽ cho biết được hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp cùng với đó là công thức tính dễ dàng đến mọi người.

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Ý nghĩa

Trong nhiều trường hợp, các chỉ số thanh toán không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động.

Công thức

Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn

Chỉ số rủi ro

Rủi ro là một trong những vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kỳ lĩnh vực hay kênh đầu tư nào; và trong doanh nghiệp cũng vậy. Chính vì vậy mà không thể bỏ qua các chỉ số rủi ro.

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Ý nghĩa

  • Là chỉ số tài chính nói lên những rủi ro trong kinh doanh bao gồm các biến động về doanh thu.
  • Chỉ số cho chúng ta thấy được số lợi nhuận tăng lên từ sự thay đổi của đồng tiền trong doanh thu.

Công thức

Nợ= Tổn vốn/ Tổng nợ

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Chỉ số tiềm năng tăng trưởng

Tiềm năng tăng trưởng của một doanh nghiệp được xem là mối chốt để các nhà đầu tư bỏ tiền vào. Một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao hứa hẹn sẽ là sự lựa chọn của rất nhiều người. Nhắc đến đây chúng ta không thể bỏ qua doanh nghiệp Techcombank, một tiềm năng phát triển lớn trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Ý nghĩa

Chỉ số tăng trưởng tiềm năng nhằm đánh giá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Công thức

G = RR x  ROE

Trong đó:

RR = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1 – (Cổ tức/ Tổng thu nhập ròng)

ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu = (Thu nhập ròng/ Doanh thu) * (Doanh thu/ Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/ Vốn cổ phần)

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

Trên đây chính là những thông tin về các chỉ số tài chính và ý nghĩa của chúng. Thông qua bài viết chắc hẳn mọi người đã cảm thấy dễ chịu hơn khi muốn sử dụng bất kỳ chỉ số nào. Mặc dù sử dụng các chỉ số tài chính có rất nhiều ưu điểm; nhưng các nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ vẫn nên biết những hạn chế của chỉ số tài chính. Đồng thời tiếp cận việc phân tích chỉ số một cách thận trọng; nếu không sẽ dẫn đến các kết quả không như mong muốn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Đọc là bước chân đầu tiên để tiến đến nền tảng của thịnh vượng.

Giới thiệu

Đầu tư sinh lời Thịnh Vượng Tài Chính. Nền tảng chia sẻ kiến thức các kênh đầu tư online và tài chính cá nhân

Chia sẻ và kết nối

Không chỉ đọc, nền tảng cho phép các tác giả chia sẻ và kết nối các kiến thức trải nghiệm về đầu tư, tài chính cá nhân

Trở thành thành viên VIP

Trở thành thành viên VIP để đọc không giới hạn các bài viểt về kiến thức đầu tư cũng như tài chính cá nhân. Nâng cấp tài khoản