Arbitrage hay kinh doanh chênh lệch giá là một chiến lược kinh doanh quan trọng, rất hấp dẫn các nhà đầu tư trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều người đã có sự nhầm lẫn giữa đầu cơ và Arbitrage. Đây là hai chiến lược có nhiều điểm khác nhau. Vậy Arbitrage là gì? Và tại sao nó lại thu hút nhiều trader như vậy. Hãy cùng khám phá thêm thông tin về Arbitrage thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo: VỊ THẾ LÀ GÌ?
Arbitrage là gì?
Arbitrage được sử dụng như một thuật ngữ dùng trong kinh tế và tài chính; và thường được giới trader gọi là ác-bít hay đảo hối. Về cơ bản, giao dịch Arbitrage chính là hình thức kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá. Chính là hoạt động mua ở thị trường có giá thấp và bán lại khi thị trường có giá cao hơn. Và các nhà giao dịch sẽ kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá “tạm thời” ở giữa hai thị trường.
Nghiệp vụ Arbitrage không chỉ xuất hiện ở thị trường ngoại hối Forex mà còn được sử dụng ở cả những thị trường chứng khoán, tiền điện tử hay những hình thức M&A. Thế nhưng, có thể thấy được rằng hoạt động mua bán diễn ra cùng 1 thời khắc. Vậy nên Arbitrage là nghiệp vụ không phải bỏ vốn và phải chịu rủi ro từ tỷ giá.
Cơ chế Arbitrage điều chỉnh thị trường
Nghiệp vụ Arbitrage tạo ra khi thị trường hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên, cũng chính nghiệp vụ này đã giúp kéo cho thị trường trở về được vị trí cân bằng và hoạt động được hiệu quả trở lại.
Khi sản phẩm có định giá thấp thì nhà đầu tư Arbitrage sẽ bắt đầu vào mua. Và việc mua này làm cầu lớn hơn cung. Khi nhu cầu mua càng tăng lên thì giá sản phẩm cũng tăng theo. Giá tăng lên khi có mức cầu giảm xuống cho bằng mức cung – thị trường cân bằng. Chính tại thời điểm này thì giá của sản phẩm sẽ trở về đúng giá trị của nó.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, 3 thị trường Forex lớn: London, New York, Tokyo đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Vậy nên tỷ giá giữa những thị trường này hầu như không có (hoặc có rất nhỏ).
Đọc thêm: TARGET LÀ GÌ TRONG CHỨNG KHOÁN
Các loại kinh doanh chênh lệch giá Arbitrage là gì?
Thật ra có nhiều cách phân loại kinh doanh chênh lệch giá. Thế nhưng về cơ bản Arbitrage có hai loại chính là:
- Two Points Arbitrage (Arbitrage hai điểm): Loại này sẽ thao tác khi có sự chênh lệch rõ ràng về tỷ giá hai đồng tiền của hai thị trường khác nhau.
- Three Points Arbitrage (Arbitrage ba điểm/ tam giác): Ở trường hợp này thì nhìn bề ngoài chúng ta vẫn chưa thấy sự khác nhau trong tỷ giá giữa các thị trường. Tuy nhiên, thực chất vẫn có thể nhận thấy sự chênh lệch tỷ giá thông qua tỷ giá chéo.
Khi đó, ác-bít ba điểm sẽ là sự so sánh giá của ba loại tỷ giá ở ba thị trường. Hình thức này thường dành cho các “ cá mập” có một số vốn lớn; hoặc là giữa các sàn giao dịch ngoại hối để họ có thể luân chuyển một loại tiền tệ này sang một loại tiền tệ khác. Sau đó tiếp tục chuyển sang một loại tiền tệ thứ ba là (three-point arbitrage). Và cuối cùng đó là chuyển đổi hết về tiền tệ ban đầu.
Các rủi ro của giao dịch Arbitrage là gì?
Nếu Arbitrage chỉ đơn thuần là nhà đầu tư mua sản phẩm này với giá thấp hơn so với thị trường này rồi đem bán cho thị trường khác và hưởng lợi nhuận chênh lệch giá thì sẽ không có điều gì khác xảy ra. Thế nhưng thực tế, kinh doanh chênh lệch giá không phải là điều dễ dàng.
Bên cạnh việc bạn phải có số vốn lớn, vì thường lãi rất ít nên phải có nhiều vốn thì mới thu lại được lợi nhuận; sau khi đã trừ hết toàn bộ chi phí giao dịch. Thì hoạt động này cần phải được diễn ra đồng thời giữa 2 sàn nên nhà đầu tư cần tính toán và giao dịch theo hướng tự động.
Đọc thêm: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH JAMES CHEN
Ngoài ra, còn một số rủi ro khác khi kinh doanh chênh lệch giá. Cụ thể:
Rủi ro cạnh tranh
Hình thức kinh doanh chênh lệch giá này thường dành cho các nhà giao dịch có số vốn lớn. Thế nhưng, lợi nhuận của hình thức này mang lại vô cùng hấp dẫn. Điều này dẫn đến có rất nhiều sự cạnh tranh đến từ các ngân hàng, các quỹ, sàn giao dịch, doanh nghiệp,…với sự tham gia của nhiều bên. Cạnh tranh càng lớn thì mức độ rủi ro của Arbitrage càng tăng cao.
Rủi ro trượt giá
Arbitrage thể hiện hành động mua và bán phải thực hiện đồng thời tại 2 thị trường khác nhau như lý thuyết. Thế nhưng, khi áp dụng vào thực tế, khi thực hiện giao dịch tại 2 sàn ngoại hối khác nhau; thì việc mua và bán cùng một lúc tại 2 sàn là rất khó. Điều này có thể gây ra bởi sự chậm trễ của Internet. Nếu như giao dịch đúng ở thời điểm thị trường biến động thì mức độ trượt giá sẽ càng cao hơn. Và đó sẽ gây rủi ro cho nhà giao dịch hơn.
Rủi ro biến động
Thị trường ngoại hối luôn có sự biến động; và đối với nhiều nhà đầu tư đó là sự có lợi. Tuy nhiên, khi thị trường càng thu hẹp sẽ dẫn đến những biến động đi theo hướng giảm; và rủi ro của nhà đầu tư sẽ càng lớn hơn.
Tìm hiểu thêm: FULL MARGIN LÀ GÌ?
Rủi ro thanh khoản
Để có được 1 lệnh khớp thì cần phải có bên mua và bên bán. Thế nhưng, sẽ có nhiều trường hợp không tìm đủ lượng mua, bán. Dẫn đến trường hợp thị trường sẽ không tìm đủ lượng mua và bán. Có nghĩa là lúc này tính thanh khoản thị trường cũng trở nên xuống dốc. Điều đó cũng làm cho lợi nhuận bị giảm hoặc có thể bị thua lỗ.
Lời kết
Vậy chúng ta đã tìm hiểu xong Arbitrage là gì? và như thế nào là kinh doanh chênh lệch tỷ giá. Bài viết đã tổng hợp những điều bạn cần biết trước khi tham gia vào nghiệp vụ Arbitrage.
Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá sẽ đem lại cho bạn những cơ hội kiếm lợi nhuận tuyệt vời; nếu bạn biết cách tạo ra sự chênh lệch về giá giữa các giao dịch lớn. Tuy nhiên nó sẽ không dành cho những trader bình thường. Hy vọng bạn có thể kiếm tiền thành công từ chênh lệch giá nhé.
Bài viết tham khảo: