Macd là gì? Đây có lẽ là một khái niệm mà bất kỳ trader nào cũng cần phải hiểu và nắm rõ khi bắt đầu giao dịch chứng khoán. Là một chỉ báo giúp nhà đầu tư nắm bắt cơ hội tốt cho từng chặng đường. Vậy Macd là gì? Cấu tạo của Macd có gì đặc biệt? Cách sử dụng Macd như thế nào? Những thắc mắc đó của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài biết dưới đây. Đừng bỏ lỡ cơ hội cập nhật thông tin tuyệt vời này bạn nhé!
Macd và những điều bạn cần biết
Có thể bạn quan tâm: CÁCH TÍNH ROA TRONG CHỨNG KHOÁN
Nhắc đến Macd nhiều người nghĩ ngay đến Gerald Appel – Một nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp. Ông đã trở thành nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp trong hơn 35 năm. Ngoài việc là một cố vấn đầu tư chuyên nghiệp, ông còn là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 15 cuốn sách cũng như nhiều bài báo, liên quan đến chiến lược đầu tư. Ông là một chuyên gia được công nhận trong lĩnh vực phân tích thị trường kỹ thuật.
Macd cũng là một phát minh của ông vào năm 1979. Macd được thiết kế để tiết lộ những thay đổi về sức mạnh, hướng; động lượng và thời gian của một xu hướng. Trước khi đi vào các cách giao dịch hiệu quả với Macd; cấu tạo và các thông số là những điều bạn nên biết từ chỉ báo này.
Chỉ báo Macd là gì?
Macd là từ viết tắt của Moving Average Convergence Divergence – Trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây là một đường chỉ báo kỹ thuật. lLà một trong những chỉ báo có thể xác định chính xác giá trị mà nó tạo ra thông qua 2 yếu tố chính là hội tụ, phân kỳ. Đồng thời chỉ báo Macd Đồng cũng xác định rõ mức độ mạnh – yếu và xu hướng của quá trình thay đổi giá tăng hay giảm. Macd được xếp vào các loại chỉ báo muộn. Dựa trên các dữ liệu đã xảy ra trong quá khứ để định giá.
MACD là chỉ báo, báo hiệu sự dao động, có thể sử dụng xác định xu hướng và tìm tín hiệu phân kỳ vô cùng hiệu quả. Đây được xem là một trong những chỉ báo được các trader sử dụng rất phổ biến trong giao dịch.
Cấu tạo của Macd là gì?
Với 4 phần khác nhau Macd có cấu tạo rất phức tạp. Mỗi phần biểu trưng cho một ý nghĩa và đặc trưng riêng. Cấu tạo của Macd bao gồm:
- Đường MACD: Đường này đóng vai trò xác định xu hướng giá của thị trường tăng hay giảm. Nó là kết quả hiệu số của hai đường trung bình hàm mũ.
- Đường tín hiệu: 2 đường tín hiệu là EMA của MACD. Khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo ra các tín hiệu đảo chiều tiềm năng giúp các nhà đầu tư vào ra thị trường.
- Biểu đồ histogram: Biểu đồ này mang ý nghĩa của sự hội tụ và phân kỳ, đây là sự chênh lệch của Macd và đường tín hiệu.
- Đường Zero: Đường này đóng vai trò là đường tham chiếu để đánh giá độ mạnh của một xu hướng.
Thông số của Macd và các công thức tính đặc biệt
Thông số mặc định được ghi là Macd (12, 26, close, 9).
Trong đó 12, 26 và 9 là chu kỳ của các đường EMA.
Close thể hiện giá đóng cửa để tính EMA.
Từ đó chỉ báo này có 3 thành phần với 3 thông số tương ứng là:
- Đường MACD: lấy EMA 12 – EMA 26
- Đường Signal: Đường EMA 9 của Đường MACD
- Histogram: lấy Đường MACD – Đường Signal
Thông số tốt nhất của chỉ báo MACD là gì?
Các chỉ báo (indicator) luôn có thể điều chỉnh thông số để phù hợp với chiến lược giao dịch của mỗi trader.
Và chỉ báo MACD cũng vậy, trader cũng có thể thay đổi các thông số.
Hiện nay các nhà giao dịch luôn chỉnh sửa các thông số mặc định để tìm ra bộ thông số tối ưu nhất cho mỗi chỉ báo, trong đó có cả MACD.
Nhưng theo mình, thật sự không có thông số nào là tốt nhất. Chúng ta nên tập trung tối ưu hóa cách giao dịch hiệu quả chỉ báo MACD mặc định hơn là tìm ra thông số tối ưu nhất cho MACD.
Ý nghĩa của chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD có ý nghĩa quan trọng trong phân tích xu hướng giá. Cho nên, khi nắm rõ ý nghĩa của chỉ báo MACD sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán chính xác hơn.
Các ý nghĩa cụ thể của chỉ báo MACD đó là:
Đóng vai trò quan trọng của các dự báo xu hướng giá
- Khi MACD giao với đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên sẽ có ý nghĩa cảnh báo giá sẽ theo xu hướng tăng, các trader thực hiện lệnh Buy.
- Khi MACD giao với đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống dự báo giá sẽ theo xu hướng giảm, các trader có thể vào lệnh Sell.
Xác định diễn biến giá nhờ tính phân kỳ/hội tụ của MACD
- Nếu giá theo xu hướng lên nhưng MACD lại hướng xuống. Đây dự báo tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm nên các trader có thể vào lệnh Sell.
- Nếu giá theo xu hướng xuống nhưng MACD lại hướng lên. Đây dự báo tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng nên các trader có thể vào lệnh Buy.
Một số hạn chế của chỉ số MACD là gì?
MACD dù có vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng hay cung cấp các thông tin để biết thị trường đang trong tình trạng quá mua quá bán hay không. Thế nhưng, chỉ báo MACD vẫn sẽ có những hạn chế nhất định. Đó là:
- Cung cấp số liệu chủ quan cho các nhà đầu tư. Mỗi nhà đầu tư có thể thực hiện cài đặt các chỉ số liên quan theo sở thích cá nhân của mình . Ví dụ như các chỉ số di động trung bình 12 ngày, 9 ngày hay 26 ngày. Cho nên, kết quả của chỉ số MACD này sẽ không đồng nhất.
- Để sử dụng thành thạo chỉ số MACD yêu cầu nhà đầu tư phải thấu hiểu với thị trường. Cũng như biết được khung thời gian nào MACD hoạt động hiệu quả nhất. Việc này không hề dễ dàng và cần nhiều trải nghiệm.
- Các chỉ số MACD dễ bị lagging bởi trễ nhịp giao nhau giữa các đường trung bình nên đưa ra tín hiệu chậm.
- Chiến lược phân kỳ động lượng có khả năng báo hiệu sự đổi chiều quá sớm. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư dễ bị thua lỗ nhỏ với các lệnh thử.
- Đưa ra các tín hiệu nhiễu dẫn đến thua lỗ.
Cách cài đặt Macd là gì?
Dưới đây sẽ là hướng dẫn về cách cài đặt Macd trên MT4 dành cho bạn. Chỉ với 2 bước đơn giản bạn đã có Macd để sử dụng trong các giao dịch chứng khoán của mình.
- Bước 1: Mở ứng dụng MT4, tại mục Navigator bạn nhấp đúp chuột vào Indicators rồi chọn Oscillators. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện bằng cách nhấp vào mục Insert; sau đó chọn Indicators rồi vào Oscillators để thêm chỉ báo Macd.
- Bước 2: Lúc này sẽ hiện ra một bảng để bạn bắt đầu điền các thông số EMA, SMA vào các ô tương ứng. Sau khi đã điền hãy kiểm tra lại một lần nữa xem chính xác chưa và sau đó nhấp OK để hoàn thành việc cài đặt Macd.
Hướng dẫn sử dụng Macd hiệu quả nhất
Macd được các trader ưa chuộng bởi là một công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả. Tuy nhiên, hiểu được cách sử dụng phù hợp sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội mang đến kết quả cao nhất. Nào! Các trader hãy cùng tham khảo nắm được bản chất và cách thức hoạt động của Macd dưới hướng dẫn này nè:
Giao dịch khi Macd và đường Signal cắt nhau
Giao dịch khi Macd và đường Signal cắt nhau là một cách giao dịch đơn giản nhất. Cụ thể: Nếu đường Macd giao cắt đường tín hiệu và hướng từ dưới lên trên đường Zero thì đây là biểu hiện xu hướng thị trường đang tăng giá nên các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua. Ngược lại, khi đường Macd cắt đường Signal từ dưới lên là dấu hiệu thị trường sẽ tăng điểm trong tương lai; lúc này nhà đầu tư nên vào lệnh mua để kiếm lợi nhuận.
Vào lệnh khi Histogram chuyển từ + sang – và ngược lại
Đây là ví dụ chuyển đổi Histogram. Tại các vạch màu cam là điểm chuyển đổi. Khi Histogram chuyển từ dương sang âm, hiểu là từ màu đỏ sang màu xanh thì tức là lúc này thị trường đang trong xu hướng giảm giá nên đặt lệnh sell. Trong trường hợp Histogram chuyển từ dương sang âm nghĩa là từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thì bạn nhanh chóng đặt lệnh bán để thu về lợi nhuận hấp dẫn. Điều này được áp dụng qua công thức:
Histogram = Đường MACD – Đường Signal
Giao dịch khi đường Macd chuyển từ âm sang dương và ngược lạ
Với các giao dịch này, nhà đầu tư cần quan sát đường Macd và Zero (0). Đường thẳng đứng màu xanh chính là điểm mà đường Macd cắt lên đường zero, tương ứng đặt lệnh buy. Đường màu đỏ là Macd cắt xuống zero nên các nhà đầu tư đặt lệnh sell. Dễ hiểu hơn đó là: Khi đường Macd cắt trục 0 từ dưới lên, thị trường có dấu hiệu tăng giá, nhà đầu tư hãy đặt lệnh mua. Ngược lại, khi mà đường Macd cắt trục 0 từ trên xuống, thị trường sẽ giảm điểm trong tương lai gần đặt lệnh bán.
Sử dụng Macd trên hai khung thời gian
Gọi D1 là khung thời gian lớn hơn đồng thời xác định xu hướng của khung H4. Có 2 cách để bạn sử dụng Macd trên 2 khung thời gian là D1 và H4.
- Bước 1: Xác định xu hướng của khung D1
Trong trường hợp đường Macd cắt đường Signal thì xu hướng của khung D1 là xu hướng lên, bạn tìm điểm buy trên khung H4. Nếu đường Macd cắt đường Signal hướng xuống dưới thì xu hướng của khung D1 là xu hướng xuống, nhà đầu tư cần tìm điểm Sell trên khung H4.
- Bước 2: Tìm điểm vào lệnh trên khung H4
Để tìm điểm sell, nhà đầu tư chờ cho đến khi đường Macd cắt xuống Signal trên khung H4. Để tìm điểm buy, bạn chờ đúng thời điểm đường Macd cắt lên Signal trên khung H4.
Nói tóm lại, Macd là gì? Nhìn chung đây chính là một chỉ báo hữu ích, nhằm giúp nhà đầu tư nhận ra được xu hướng thị trường tăng giảm để có được các quyết định đúng đắn hơn. Trên đây là toàn bộ thông tin về chỉ báo Macd mà Thịnh Vượng Tài Chính muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua các thông tin mà bài viết đã cung cấp; bạn có được cho mình những kiến thức bổ ích. So với các loại chỉ báo khác; đường Macd khó sử dụng hơn nhiều; yêu cầu các nhà đầu tư phải nắm rõ nhiều yếu tố khác nhau.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: